Đau dạ dày có ăn trứng được không? Dùng loại nào thì tốt cho tiêu hóa?
Trứng không chỉ là thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao mà còn là nguyên liệu được dùng để chế biến nhiều món ăn thơm ngon, hấp dẫn. Tuy nhiên đối với người bệnh đau dạ dày, thực đơn ăn uống luôn khắt khe và cẩn trọng hơn. Vậy bị đau dạ dày có ăn trứng được không? Người bệnh nên tìm hiểu kỹ thành phần và công dụng của trứng đối với tiêu hóa trước khi sử dụng.
Đau dạ dày có ăn trứng được không?
Để hạn chế cơn đau thượng vị, người bệnh đau dạ dày nên thiết lập một chế độ ăn khoa học. Sử dụng những thực phẩm giúp thúc đẩy quá trình làm lành niêm mạc dạ dày. Vậy đau dạ dày có ăn trứng được không? Chuyên gia dinh dưỡng cho biết, một trong những thực phẩm tốt cho tiêu hóa phải kể đến bánh mì, thịt gà, đặc biệt là trứng.
Trứng là thực phẩm giàu dinh dưỡng và là nguyên liệu quen thuộc được sử dụng trong chế biến các món ăn hàng ngày của người Việt. Ăn trứng đúng cách giúp tăng cường sức khỏe, cải thiện hệ miễn dịch và đặc biệt tốt cho người mắc bệnh đau dạ dày.

Trứng sở hữu thành phần dinh dưỡng đa dạng đặc biệt tốt cho sức khỏe. Một quả trứng cơ trung bình cung cấp ít nhất 12 loại chất quen thuộc tốt cho cơ thể gồm: Vitamin D, Selen, Kẽm, Sắt, Canxi, chất béo, Omega 3, Protein, Vitamin B12, Lutein và Zeaxanthin…
Các thành phần dinh dưỡng có trong trứng ảnh hưởng tích cực với dạ dày:
- Một số dưỡng chất có trong trứng như vitamin, khoáng chất, enzyme… có lợi cho tiêu hóa của người bệnh, giúp giảm thiểu dấu hiệu đau dạ dày.
- Trứng không chứa quá nhiều chất béo hay cholesterol có hại cho hệ tiêu hóa. Do đó, trứng góp phần giảm các kích ứng của dạ dày và hạn chế sự gia tăng axit dịch vị.
- Trứng có hàm lượng dinh dưỡng phong phú, giúp tăng cường hệ miễn dịch, nâng cấp thể trạng và cải thiện các chức năng của dạ dày hay cơ quan tiêu hóa.
- Có chứa đa dạng chất chống oxy hóa, khoáng chất, vitamin và axit amin.. thúc đẩy quá trình khôi phục niêm mạc viêm loét và cải thiện các triệu chứng suy nhược cơ thể.
- Ngoài ra, trứng là thực phẩm tương đối mềm sau khi chế biến. Bởi vậy, trứng không gây áp lực lên dạ dày cũng như các cơ quan khác của hệ tiêu hóa, hoàn toàn phù hợp với những người bị đau dạ dày.
Bên cạnh đó, trứng còn mang lại nhiều tác dụng khác như:
- Tăng cường sức đề kháng
- Giúp làn da khỏe mạnh, ẩm mịn
- Điều hòa huyết áp
- Giảm tình trạng rụng tóc
- Duy trì thị lực tốt hơn
Đau dạ dày có ăn trứng được không? Câu trả lời là có. Với những tác dụng trên, có thể thấy trứng rất tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, không phải loại trứng nào cũng phù hợp với người bệnh đau dạ dày. Trước khi chế biến, người bệnh nên tìm hiểu kỹ từng loại trứng để tránh những tác dụng phụ không mong muốn.

Người bệnh đau dạ dày nên dùng trứng loại nào?
Trứng mặc dù được đánh là là thực phẩm rất tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên cần chú ý bổ sung loại trứng phù hợp để tối ưu hóa lợi ích. Đặc biệt là ở những người đang mắc bệnh đau dạ dày. Chế biến trứng không đúng cách có thể làm phát sinh các triệu chứng tiêu hóa bất thường như đầy bụng, khó tiêu, táo bón hay tiêu chảy.
Người bệnh đau dạ dày có nên ăn trứng gà không? Khoa học đã chứng minh, trứng gà có nhiều thành phần tốt cho dạ dày. Người bệnh nên sử dụng. Nhắc đến những loại trứng gây hại cho dạ dày người bệnh nên loại bỏ ngay trứng vịt lộn. Bởi lẽ, trong quả trứng vịt lộn có rất nhiều thành phần dinh dưỡng:
- Năng lượng 182 kcal. (Bằng khoảng 1/4 năng lượng của một bát phở)
- Đạm khoảng 13 mg.
- Canxi khoảng 82 mg.
- Lipit khoảng 12,4 g.
- Photpho 212 mg.
- Các vitamin A, B1, C,…
- Vi chất như sắt, gluxit, betacaroten,…
Do có khá nhiều thành phần dinh dưỡng trong trứng vịt lộn nên đôi khi có thể gây ra khó tiêu. Đặc biệt là đối với bệnh nhân đau dạ dày. Ngoài ra, ăn trứng vịt lộn thường xuyên trong tuần dễ khiến cho cơ thể dư thừa vitamin A khiến hệ tiêu hóa khó có thể chuyển hóa năng lượng, gây đầy bụng, ợ hơi, và tăng co bóp dạ dày.

3 món trứng người bệnh nên sử dụng hàng ngày
Người bệnh có thể tham khảo 3 cách chế biến trứng đơn giản, có thể thực hiện ngay tại nhà:
- Trứng luộc: Người bệnh nên lựa chọn trứng mới, có hạn sử dụng trong tuần, luộc trong nước sôi từ 5 – 8 phút, không nên luộc quá lâu. Một ngày chỉ nên ăn 1 quả.
- Trứng rán: Chuẩn bị từ 2 – 3 quả trứng, khuấy tan lòng trắng và lòng đỏ, nêm gia vị vừa ăn. Sau đó rán trên chảo có dầu nóng, dùng với cơm trứng.
- Trứng xào mướp đắng: Loại quả này có tác dụng thanh lọc cơ thể, rất phù hợp với trứng. Người cắt lát mướp đắng, ngâm trong nước muối 15 phút. Phi thơm hành tỏi, xào chín mướp đắng sau đó cho trứng đã đánh tan vào đảo đều. Nêm nếm gia vị vừa ăn.
Nhiều chuyên gia lưu ý, bên cạnh cách chế biến người bệnh nên lưu ý về định lượng sử dụng mỗi ngày, các thực phẩm kết hợp cùng trứng.
- Chỉ ăn trứng đã được nấu chín kỹ
- Một tuần nên ăn từ 3 đến 4 quả
- Không nên sử dụng các loại trứng chiên rán cần hạn chế tối đa bởi vì lượng dầu mỡ nhiều có thể dẫn đến đầy hơi, khó tiêu.
- Nên sử dụng phương pháp chưng, hấp hoặc luộc trứng là tốt nhất.
- Kết hợp bổ sung các loại rau xanh giàu vitamin, khoáng chất giúp làm lành niêm mạc dạ dày bị tổn thương
- Không nên sử dụng các chất kích thích, có chứa cồn, cà phê, nước có gas, các thức ăn nhiều acid, có vị chua
- Tập thể dục thường xuyên để nâng cao sức khỏe hạn chế đau dạ dày tái phát

Trong bài viết là tất cả thông tin giải đáp cho câu hỏi “đau dạ dày có ăn trứng được không?”. Trứng có nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe, đặc biệt là quá trình làm lành niêm mạc dạ dày bị tổn thương. Tuy nhiên, người bệnh nên sử dụng đúng cách theo lưu ý của chuyên gia.
Nếu còn bất cứ thắc mắc gì về vấn đề “đau dạ dày có ăn trứng được không?”, người bệnh hãy để để lại phản hồi bên dưới bài viết, dược sĩ sẽ giải đáp nhanh chóng.
Có thể bạn quan tâm:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!