Đau dạ dày có ăn được tôm không?

Bệnh nhân đau dạ dày nên thiết lập chế độ ăn uống khoa học và tránh xa những thực phẩm cấm kỵ. Nhiều người đang băn khoăn đau dạ dày có ăn được tôm không? Bài viết dưới đây sẽ đưa ra lời giải cùng thông tin gợi ý hữu ích.

Đau dạ dày có ăn được tôm không?

Đây là câu hỏi chung khiến nhiều người băn khoăn. Trong tôm có chứa rất nhiều chất dinh dưỡng tốt cho cơ thể và được đánh giá là một loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng rất cao.

  • Trong não tôm có chứa các thành phần như: axit amin, cephalin,…
  • Trong thịt tôm có chứa protein, carbohydrate. Trong vỏ tôm có chứa canxi, photpho, kali.
  • Tôm được đánh giá là một loại thực phẩm giàu protein, nhưng lại rất ít chất béo.

Vậy đau dạ dày có được ăn tôm? Mặc dù được đánh giá là một loại thực phẩm rất tốt cho người sử dụng. Nhưng tôm không phải là món ăn phù hợp với tất cả mọi người, đặc biệt đối với những người bị đau dạ dày. Bởi trong tôm có chứa nhiều chất đạm, đây là một trong những chất khó tiêu hóa đối với dạ dày đang bị tổn thương. Nó sẽ dẫn đến các tình trạng như bị chướng bụng, khó tiêu, ợ chua, buồn nôn hay trào ngược dịch dạ dày,…

Hơn thế trong tôm lại có chứa nhiều vi khuẩn ký sinh không tốt cho người bệnh. Đặc biệt hơn khi những vi khuẩn ký sinh này là một trong những nguyên nhân gây nên bệnh viêm dạ dày HP – một loại nhiễm khuẩn đường tiêu hóa rất khó điều trị.

Đau dạ dày có ăn được tôm không là băn khoăn của nhiều người
Đau dạ dày có ăn được tôm không là băn khoăn của nhiều người

Người bệnh đau dạ dày có thể bổ sung những chất dinh dưỡng khác từ nhiều thực phẩm giàu chất xơ, vitamin, khoáng chất, tinh bột…để thúc đẩy quá trình làm lành niêm mạc dạ dày bị tổn thương. Như vậy, có thể kết luận “Đau dạ dày có ăn được tôm không?” thì câu trả lời là “KHÔNG NÊN”. Bạn hãy cân nhắc khi sử dụng thực phẩm này trong chế độ ăn uống hàng ngày.

Gợi ý thực đơn ăn uống khoa học dành cho bệnh nhân đau dạ dày

Nhiều nghiên cứu khoa học đã nhận định, thực đơn ăn uống góp phần cải thiện tình trạng bệnh lý đau dạ dày. Người bệnh dạ dày nên ăn những thực phẩm mềm, giàu chất xơ, dễ tiêu hóa.

1/ Đau dạ dày nên ăn gì?

Người bị đau dạ dày nên ăn một số loại thực phẩm sau đây nhằm giúp giảm nhanh tình trạng đau, buồn nôn và khó chịu ở dạ dày.

  • Thực phẩm thô: Chứa nhiều chất xơ và các chất khoáng, vitamin nhóm B đóng vai trò quan trọng trong quá trình chuyển hóa của các chất và tiêu hóa thức ăn cũng như bảo vệ niêm mạc dạ dày.
  • Nghệ: Curcumin – hoạt chất có nhiều ở nghệ có tác dụng làm giảm tiết dịch acid tại dạ dày cũng như ức chế, tiêu diệt vi khuẩn HP, phục hồi tổn thương, bảo vệ lớp niêm mạc.
  • Rau chân vịt: Loại rau này có chứa scellulose giúp thúc đẩy nhu động đường ruộng và cải thiện đại tiện cũng như hệ tiêu hóa, bảo vệ niêm mạc dạ dày cũng như cải thiện triệu chứng của bệnh hữu hiệu.
  • Đậu bắp: Chứa thành phần arotene, vitamin B, C, E, pectin cùng nhiều hoạt chất khác giúp làm lành nhanh vết loét trong dạ dày, phục hồi tổn thương và bảo vệ lớp niêm mạc.
  • Táo: Lớp ngoài của táo có chứa pectin – chất này không chỉ tốt cho hệ tiêu hóa mà còn thúc đẩy quá trình hoạt động của dạ dày được thuận lợi hơn, từ đó hỗ trợ điều trị đau dạ dày rất tốt.
  • Chuối: có khả năng trung hòa được lượng acid bị vượt ngưỡng trong dạ dày nên việc ăn chuối thường xuyên sẽ giảm triệu chứng đau cũng như hỗ trợ điều trị bệnh hữu hiệu.
  • Sữa chua: Chứa nhiều probiotic giúp sản sinh lactase, tiêu diệt vi khuẩn gây hại ở đường ruột nên rất tốt cho hệ tiêu hóa.
Đau dạ dày nên lưu ý chế độ ăn uống
Đau dạ dày nên lưu ý chế độ ăn uống

2/ Đau dạ dày nên kiêng gì?

Bên cạnh đau dạ dày nên ăn gì thì người bệnh cũng nên tránh xa những thực phẩm có thể gây hại cho dạ dày. Theo đó, nếu bị những cơn đau dạ dày thường xuyên “hành hạ” thì bạn cần chú ý kiêng một số thực phẩm sau:

  • Đồ ăn cay nóng: ớt, tiêu, … khiến vết loét ở dạ dày thêm trầm trọng.
  • Thịt đỏ: Chứa protein động vật với hàm lượng axit cao, không tốt cho người đau dạ dày.
  • Đồ chua, thực phẩm lên men như: khế chua, xoài chua, quả nhót hay hạn chế ăn các loại rau muối chua,…
  • Thực phẩm giàu chất béo, đồ chiên rán nhiều dầu mỡ
  • Đồ ăn quá cứng
  • Kiêng thực phẩm
  • Đồ uống có cồn như rượu bia, chất kích thích

Ngoài ra, thói quen ăn uống nhai kỹ, ăn thức ăn mềm và lưu ý chế biến thực phẩm cũng giúp quá trình tiêu hóa trơn tru, hết đầy bụng, khó tiêu.

Người bệnh nên ghi nhớ những quy tắc sau:

  • Đồ ăn cần phải thái nhỏ, nấu kỹ, mềm để làm giảm đi áp lực hoạt động của dạ dày.
  • Khi ăn cần phải nhai kỹ để gia tăng sự bài tiết của nước bọt giúp trung hòa axit dịch vị trong dạ dày.
  • Không nên ăn quá no, điều này sẽ khiến cho dạ dày bị căng cứng, tiết ra nhiều axit khiến cho bệnh ngày một nặng hơn. Bạn nên chia nhỏ bữa ăn thành nhiều lần trong ngày.
  • Không nên ăn những loại đồ ăn quá khô để tránh làm gánh nặng cho dạ dày.
  • Dùng thức ăn có độ ấm khoảng từ 40 đến 50 độ C để giúp cho quá trình tiêu hóa dễ dàng hơn. Đồng thời tăng cường khả năng hấp thu các chất dinh dưỡng từ thức ăn một cách dễ dàng.

Như vậy, chuyên mục đã cung cấp thông tin đầy đủ giải đáp cho câu hỏi “Đau dạ dày có ăn được tôm không?”. Bên cạnh đó, người bệnh nên thiết lập riêng cho bản thân một chế độ ăn uống khoa học, hợp lý, tránh tình trạng đau dạ dày trở nặng. Hy vọng với những kiến thức trên, bạn sớm khỏi bệnh!

Nếu còn bất cứ băn khoăn gì về bệnh cũng như cách điều trị, hãy để lại phản hồi bên dưới, chuyên gia của Metaherb sẽ giải đáp nhanh chóng.

Có thể bạn quan tâm

5/5 - (1 bình chọn)
Hoàng Vân
Chuyên khoa

Dạ dày, Tiểu đường, Gout, Sinh lý

Nơi công tác

Phòng tư vấn và chăm sóc bệnh nhân Metaherb

Nếu có một trong các biểu hiện sau cần tư vấn tôi sẽ hỗ trợ miễn phí

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hỗ trợ
Bạn cần tư vấn?