Đau dạ dày có ăn được thịt gà không?

Thịt gà là loại thực phẩm rất quen thuộc trong bữa cơm gia đình. Loại thực phẩm này có nhiều lợi ích đối với cơ thể con người. Tuy nhiên, người bệnh đau dạ dày có ăn được thịt gà không? Ăn như thế nào là tốt nhất? Hãy theo dõi bài viết để tìm được câu trả lời.

Đau dạ dày ăn được thịt gà không?

Thịt gà là một thực phẩm quen thuộc và được khá nhiều đối tượng ưa chuộng bởi sự dễ ăn và giàu chất dinh dưỡng. Nếu nói đến thịt gà thì không thể không nhắc đến một số món ăn được chế biến từ thực phẩm này như: gà quay, gà hầm, gà rán, gà chiên bơ, canh gà rau củ, gỏi thịt gà,…

Chuyên gia dinh dưỡng cho biết, hàm lượng protein có trong thịt gà chứa khá lớn, đặc biệt là phần ức gà không da và không xương. Ngoài ra, trong thịt gà còn chứa nhiều thành phần vitamin và khoáng chất có lợi khác như: Calo, chất béo, sắt, canxi, kẽm, kali, phốt pho, selenium, tryptophan, serotonin, niacin, vitamin A, vitamin B6, B12, itamin E…

Đau dạ dày có ăn được thịt gà không là vấn đề được người bệnh quan tâm
Đau dạ dày có ăn được thịt gà không là vấn đề được người bệnh quan tâm
  • Tăng cường hệ miễn dịch, phòng chống sự xâm nhập của vi khuẩn HP – nguyên nhân gây ung thư dạ dày
  • Đẩy mạnh quá trình trao đổi chất, giảm gánh nặng cho dạ dày
  • Tăng cường phát triển tế bào, thúc đẩy quá trình làm lành vết viêm loét diễn ra nhanh chóng
  • Chống lại ung thư dạ đày

Ở khía cạnh của giới Đông y cổ truyền cho biết, thịt gà là thực phẩm bổ dưỡng có vị ngọt, tính ôn, không độc, có tác dụng bổ khí, tỳ bị, bổ huyết và thận. Đặc biệt hơn, loại thịt này còn có tác dụng bồi bổ sức khỏe cho người vừa mới khỏi bệnh, đối tượng có hệ tiêu hóa kém, khả năng hấp thụ thức ăn kém, dạ dày bị hàn hoặc suy yếu.

Với những lý lẽ trên cho thấy, người bị đau dạ dày hoàn toàn có thể ăn được các món ăn chế biến từ thịt gà nhưng phải ăn đúng cách và đúng liều lượng.

Những món ăn ngon từ thịt gà bổ dưỡng cho hệ tiêu hóa

Đối với các đối tượng có vấn đề về dạ dày nên chế biến thịt gà theo những cách đơn giản nhất như luộc hoặc hấp. Hạn chế tối đa việc cho gia vị quá nhiều, đặc biệt là các loại gia vị có vị cay, nóng như: ớt, tiêu, sa tế,…Người bệnh có thể tham khảo 3 cách chế biến đơn giản dưới đây.

1/ Thịt gà hầm cá mực

Công dụng: Món ăn thịt gà hầm xương cá mực có tác dụng rất tốt trong điều trị đau tá tràng và dạ dày do dư axit bên trong dạ dày.

Chuẩn bị: 150 gram thịt gà, 30 gram xương cá mực, 2 nhánh gừng, 2 trái táo tàu

Thực hiện:

  • Đem rửa sạch tất cả các nguyên liệu trên
  • Táo tàu cắt nhỏ, gừng gọt vỏ tháu lát
  • Cho táo tàu, xương cá mực, vài lát gừng và gia vị ướp chung với gà
  • Bỏ gà vào nồi hầm với nước cho đến khi gà chín mềm
  • Nếm nếm gia vị cho vừa ăn rồi tắt bếp
  • Sử dụng để ăn chung với cơm, nên thực hiện 2 lần/tuần

2/ Cháo gà hạt sen

Công dụng: Cháo hạt sen là món ăn giúp hệ tiêu hóa dễ dàng hấp thu chất dinh dưỡng, giảm áp lực cho dạ dày, tốt cho hệ tiêu hóa. Ngoài ra, nó còn có tác dụng tốt trong việc hỗ trợ chữa bệnh đau dạ dày, thư giản tinh thần và làm chậm sự tiến triển của bệnh.

Cháo gà hầm hạt sen vừa thơm ngon lại bổ dưỡng cho người bệnh đau dạ dày
Cháo gà hầm hạt sen vừa thơm ngon lại bổ dưỡng cho người bệnh đau dạ dày

Chuẩn bị: 500gram thịt gà, 20 gram hạt sen, 30 gram khiếm thực, 30 gram gạo tẻ, Ít đường trắng

Thực hiện:

  • Gạo tẻ vo sơ cho hết bụi bẩn, ngâm trong nước khoảng 20 phút
  • Hạt sen bỏ tim, ngâm trong nước 1 giờ rồi vớt ra
  • Cho hạt sen, khiếm thực, gạo, thịt gà vào nồi nấu thành cháo
  • Khuấy đều cho thêm đường vào rồi tắt bếp

3/ Thịt gà hầm nấm

Công dụng: Thịt gà hầm nấm là món ăn có tác dụng kiện tì ích thận, giúp bảo vệ và làm mạnh dạ dày.

Chuẩn bị: 100 gram thịt ức gà, 100 gram nấm rơm, gia vị vừa đủ

Thực hiện:

  • Đem thịt gà và nấm rơm rửa sạch, thịt cắt thành miếng vừa ăn
  • Cho hai nguyên liệu trên vào nồi đun với lượng nước vừa đủ
  • Khi thịt chín mềm thì nêm nếm gia vị cho vừa ăn rồi tắt bếp

Trong trường hợp ăn quá nhiều có thể gây nên một áp lực lớn lên dạ dày, điều này có thể khiến bệnh tình trở nên nghiêm trọng hơn. Cách tốt nhất để việc ăn thịt gà không làm ảnh hưởng đến quá trình điều trị bệnh đau dạ dày, người bệnh nên tham vấn ý kiến của bác sĩ chuyên khoa để có những giải pháp hiệu quả.

Nên sử dụng thịt gà như thế nào thì tốt cho cơ thể?

Như vừa mới đề cập, người bị đau dạ dày hoàn toàn có thể sử dụng một số món ăn được chế biến từ thịt gà. Tuy nhiên, người bệnh cần phải ăn làm sao để tránh làm ảnh hưởng đến quá trình điều trị bệnh cũng là vấn đề cần hết sức lưu ý.

Người bệnh đau dạ dày nên lưu ý sử dụng thịt gà đúng cách
Người bệnh đau dạ dày nên lưu ý sử dụng thịt gà đúng cách
  • Theo các chuyên gia y tế, người bị đau dạ dày chỉ nên ăn thịt gà ở liều lượng vừa đủ (khoảng 100 – 200 gram/ ngày). Tuyệt đối không nên lạm dụng.
  • Các đối tượng bị đau dạ dày chỉ được khuyến khích ăn phần thịt gà và không nên lớp da gà. Bởi lớp da chứa nhiều lượng dầu mỡ và chất béo không tốt cho sức khỏe.
  • Không khuyến khích người bị đau dạ dày ăn thịt gà rán, thịt gà chiên hay thịt gà nước. Bởi những món ăn này chứa một lượng dầu khá nhiều, có thể khiến dạ dày bị trì trệ và gia tăng cơn đau.
  • Cách tốt nhất để không làm ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như quá trình điều trị bệnh đau dạ dày, người bệnh nên chế biến thịt gà thành món cháo, món canh hoặc súp.
  • Người bị đau dạ dày nên ăn thịt đã được nấu chín, mềm ở dạng súp, cháo hoặc hầm cùng với một ít củ quả
  • Ăn kèm thịt gà cùng với nhiều nguyên liệu khác để tránh sự nhàm chán
  • Ngoài việc sử dụng thịt gà, người bị đau dạ dày cũng có thể kết hợp cùng với một số thực phẩm khác để tránh sự nhàm chán cũng như giúp ăn ngon miệng hơn. Một số thực phẩm có thể kết hợp cùng với thịt gà như: một số loại rau xanh, củ quả, trái cây,…
  • Tuy nhiên, thịt gà lại kỵ với một số thực phẩm như: Rau cải xanh (cải đắng, cải bẹ xanh), cá chép, tỏi và hành sống, lá kinh giới, muối vừng, thịt chó, cơm nếp, tôm.

Như vậy, chuyên mục đã đưa ra thông tin chi tiết giải đáp cho câu hỏi “Đau dạ dày có ăn được thịt gà không?”. Bên cạnh đó, Metaherb đã hướng dẫn người bệnh cách chế biến thịt gà thành món ăn thơm ngon. Vậy còn ngại gì mà không áp dụng ngay.

Nếu còn bất cứ thắc mắc gì về đầu bệnh dạ dày, cũng như cách điều trị dứt điểm, hãy để lại bình luận phía dưới, chuyên gia sẽ giúp bạn giải đáp.

Có thể bạn quan tâm

5/5 - (1 bình chọn)
Hoàng Vân
Chuyên khoa

Dạ dày, Tiểu đường, Gout, Sinh lý

Nơi công tác

Phòng tư vấn và chăm sóc bệnh nhân Metaherb

Nếu có một trong các biểu hiện sau cần tư vấn tôi sẽ hỗ trợ miễn phí

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hỗ trợ
Bạn cần tư vấn?