Đau dạ dày có ăn được đu đủ không? 5 món ăn vừa ngon, vừa chữa bệnh hiệu quả
Đau dạ dày có ăn được đu đủ không? Nên ăn loại chín hay loại xanh? Theo nhiều nghiên cứu khoa học, thức quả có nhiều loại vitamin, khoáng chất và chất xơ tốt cho cơ thể. Đồng thời, những món ăn ngon từ đu đủ có tác dụng giảm đau dạ dày hiệu quả.
Đau dạ dày có ăn được đu đủ không?
Đu đủ là loại quả rất quen thuộc đối với người dân Việt Nam. Đu đủ chín có vị ngọt thơm là món tráng miệng sau bữa ăn được rất nhiều người yêu thích. Đu đủ xanh được chế biến thành nhiều món bổ dưỡng sử dụng trong bữa ăn hàng ngày như nộm đu đủ, canh đu đủ hầm xương,…
Y học hiện đại cũng đã chỉ ra, trong quả đu đủ có chứa rất nhiều thành phần dưỡng chất tốt có lợi cho cơ thể như chất xơ, protein, canxi, chất chống oxy hoá, kẽm, nhiều loại vitamin,…Tổ chức Y tế thế giới đã xếp đu đủ vào 1 trong nhóm 5 loại trái cây có nhiều tác dụng rất tốt đối với sức khoẻ.

5 lợi ích bất ngờ ít người bệnh biết đến
Chuyên gia dinh dưỡng cho biết, nếu người bị đau dạ dày duy trì thói quen ăn đu đủ mỗi ngày và đúng cách sẽ có tác dụng hỗ trợ cải thiện tình trạng bệnh rất tốt nhờ những công dụng sau đây:
- Đu đủ là loại trái cây mềm, rất dễ tiêu hoá nên thích hợp sử dụng cho những người đang gặp các vấn đề về dạ dày. Hàm lượng chất xơ, xenlulo và folate dồi dào trong đu đủ sẽ giúp hệ tiêu hoá hoạt động tốt hơn, ngăn ngừa tình trạng táo bón xảy ra.
- Hàm lượng vitamin (A, C, E, K,…) đa dạng trong thực phẩm này nếu được bổ sung thường xuyên cho cơ thể sẽ có tác dụng nâng cao sức đề kháng, đẩy lùi phản ứng viêm giúp giảm đau hiệu quả. Đồng thời, vitamin còn có khả năng hỗ trợ làm lành tổn thương ở dạ dày, ngăn ngừa các vết viêm loét lan rộng khiến bệnh chuyển biến nặng hơn.
- Trong đu đủ có chứa thành phần enzyme chymopapain và papain rất dồi dào, hai hoạt chất này khi đi vào cơ thể sẽ có tác dụng cải thiện chức năng của hệ tiêu hoá và tăng cường sức khoẻ của dạ dày. Bên cạnh đó, hai loại hoạt chất này còn có khả năng phân huỷ các loại protein khó tiêu hóa trong dạ dày, từ đó giúp các vết thương ở cơ quan này phục hồi nhanh hơn.
- Thành phần chất chống oxy hoá trong đu đủ còn có khả năng chống viêm giảm đau, hỗ trợ làm lành vết loét ở lớp niêm mạc và bảo vệ dạ dày khỏi sự tấn công của các tác nhân gây hại. Chất lycopene trong đu đủ còn có khả năng ức chế sự phát triển của các tế bào ác tính thành ung thư.
- Nếu bạn ăn đủ đủ thường xuyên sẽ cải thiện tích cực sức khoẻ hệ tim mạch, tăng cường chức năng gan, ngăn chặn quá trình lão hoá diễn ra,…
Tuy nhiên, đau dạ dày nên ăn đu đủ chín hay xanh? Theo ý kiến chuyên gia, đủ đủ chín là thực phẩm có tác dụng hỗ trợ cải thiện tình trạng đau rất tốt, còn đu đủ xanh lại là nhóm thực phẩm nên tránh xa. Trong đu đủ xanh có chứa hàm lượng chất papain và nhựa rất dồi dào, nếu người bệnh sử dụng nhiều sẽ khiến lớp niêm mạc dạ dày có nguy cơ bị ăn mòn, điều này làm cho tình trạng viêm loét và đau dạ dày trở nên tồi tệ hơn.

Với những lợi ích kể trên, người bệnh đau dạ dày có thể ăn đu đủ. Đồng thời, người bệnh có thể chế biến nhiều món ăn ngon từ đu đủ để đổi khẩu vị gia đình.
5 món ăn từ đu đủ, vừa ngon, vừa giảm đau dạ dày
Đu đủ chín có tác dụng thanh nhiệt giải độc, nhuận tràng, làm đẹp da và đặc biệt là khả năng giảm đau dạ dày rất hiệu quả. Cách ăn đu đủ chín chữa bệnh đau dạ dày rất đơn giản, bạn chỉ cần lấy 1 – 2 miếng đu đủ chín để sử dụng sau bữa ăn giúp cải thiện chức năng của cơ quan tiêu hoá, đẩy lùi tình trạng khó tiêu và đau thắt ở vùng thượng vị.
Ngoài cách ăn trực tiếp ở trên, người bệnh có thể sử dụng thực phẩm này chế biến thành món sinh tố thơm mát hoặc món gỏi, chè, thạch thơm mát.
1/ Sinh tố đu đủ chín
Người bệnh thực hiện món ăn theo những bước sau đây:
Nguyên liệu: 1 quả đu đủ chín cỡ vừa
Cách thực hiện:
- Đu đủ đem đi rửa sạch, gọt bỏ hết phần vỏ bên ngoài, dùng dao bổ đôi rồi loại bỏ hết phần hạt bên trong.
- Thái nhỏ phần thịt đu đủ thu được, cho tất cả vào máy sinh tố rồi xay nhuyễn. Để có thể tăng thêm vị ngọt cho món sinh tố này thì bạn hãy cho thêm vào một chút đường trước khi xay.
- Đổ sinh tố ra cốc rồi cho vào tủ lạnh khoảng 15 phút để làm mát trước khi dùng giúp tăng độ thơm ngon của thức uống này. Tuy nhiên, người bệnh không nên uống sinh tố quá lạnh để tránh gây kích ứng đến dạ dày và khiến tình trạng bệnh trở nên tồi tệ hơn.
- Duy trì thói quen uống sinh tố đu đủ chín khoảng 3 – 4 lần/tuần sẽ có tác dụng rất tốt đến hệ tiêu hoá và chức năng của dạ dày. Kiên trì thực hiện trong khoảng 1 tháng sẽ thấy được hiệu quả mang lại.

2/ Gỏi đu đủ
Gỏi đu đủ thơm quyện mùi sốt nước mắm, bùi bùi vị lạc rang là món ăn ngon người bệnh nên thường xuyên sử dụng trong bữa cơm gia đình.
Chuẩn bị: 1 quả đu đủ gần chín, có vị ngọt nhạt, 100gr lạc rang, rau thơm, nước mắm, tỏi, ớt, đường.
Cách thực hiện:
- Đu đủ gọt sạch vỏ sau đó nạo sợi và ngâm qua dấm gạo pha loãng tầm 2 phút vớt ra để ráo, sau đó cho vào tô lớn để dễ trộn.
- Rau thơm rửa sạch để ráo nước.
- Đậu phụng rang chín bỏ vỏ lụa và giã dập
- Giã hỗn hợp ớt tỏi đường bột ngọt thật nhuyễn sau đó cho nước mắm vừa dùng.
- Phi hành vàng sau đó cho trực tiếp vào tô đu đủ đảo thật đều sau đó tiếp tục cho hỗn hợp nước mắm tỏi ớt vừa giã vào thêm chanh tùy thích trộn đều cùng rau thơm nêm nếm vừa ăn.
- Vậy là đã xong món gỏi đu đủ đơn giản rồi. Lúc ăn thì rắc thêm đậu phụng. Chúc cả nhà ngon miệng.
3/ Đu đủ ngâm chua ngọt
Đu đủ ngâm chua ngọt có thể thay thế cho món rau hoặc món canh trong bữa cơm hàng ngày của gia đình bạn.
Chuẩn bị: 1 quả đu đủ chín giòn, gừng, tỏi, ớt, giấm, muối, nước, đường
Cách thực hiện:
- Đu đủ bào miếng mỏng vừa ngâm rửa nước muối, xả 2 lần nước sạch. Gừng xắt sợi dày vừa ăn. Tỏi xắt lát. Ớt để nguyên trái. Tất cả vớt lên để ráo ở nhiệt độ phòng. Có điều kiện thì Phơi nắng héo héo rất tốt (khoảng 4 giờ đồng hồ).
- Nấu nước giấm đường, nêm chua ngọt theo ý mình, dằn xíu muối. Để thật nguội thì đổ vào keo có xếp sẵn dưa đã phơi ráo.
- Đậy kín nắp và cho vào tủ lạnh. Bắt đầu dùng sau 24h. Bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh sẽ để được lâu.

4/ Đu đủ nấu hạt chia
Hạt chia giúp thúc đẩy hệ tiêu hóa hoạt động tốt, món ăn đu đủ nấu hạt chia có thể sử dụng cho cả trẻ em. Người bệnh thực hiện như sau:
Chuẩn bị: 1 quả đu đủ, 500gr hạt chia
Cách thực hiện:
- Xắc đu đủ miếng vuông, vừa miệng và ướp với một chút đường.
- Đổ hạt chia đã ngâm nở vào đu đủ. Cho thêm nước chín vào hỗn hợp trên và đun cách thuỷ trong vòng 5-7p.
5/ Đu đủ nấu táo đỏ
Món ăn vừa ngon, bổ dưỡng và làm đẹp da. Các bước thực hiện:
Chuẩn bị: 0.5 trái Đu đủ chín vừa, 20g đường phèn, 20g táo đỏ ngâm, nấm tuyết cỡ vừa ngâm nở, 20g hạt sen tươi hoặc khô nấu mềm
Cách thực hiện:
- Đu đủ gọt vỏ bỏ hạt, cắt miếng vừa ăn. (chú ý chọn quả không chín quá mềm)
- Nấm tuyết cỡ vừa ngâm nở bỏ chân gốc.
- Hạt sen tươi nấu mềm với chút muối. Dùng hạt sen khô bạn cũng nấu mềm không ngâm nước trước nhé, ngâm sẽ bị sượng
- Nấu tan đường phèn với 2 lít nước. Cho táo đỏ hạt sen nấm tuyết đu đủ vào nấu sôi lên tắt bếp. Có thể chưng cách thủy bằng cách cho nước đường, và các nguyên liệu vào thố và chưng trong nồi hấp nhé.

Khi sử dụng đu đủ để cải thiện tình trạng đau dạ dày thì người bệnh nên nắm rõ một số lưu ý. Từ đó, đảm bảo an toàn cho sức khoẻ và hiệu quả mang lại tuyệt đối, tránh gây phản tác dụng khiến các triệu chứng của bệnh trở nên tồi tệ hơn.
Những lưu ý khi sử dụng đu đủ đẩy lùi cơn đau dạ dày
Người bệnh nên ghi nhớ một số điểm sau đây:
- Nên mua đu đủ về sử dụng ở những nơi uy tín chất lượng, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Tốt nhất hãy mua những quả đã qua thời kỳ sử dụng thuốc bảo quản hoặc không phun thuốc trừ sâu để đảm bảo an toàn cho sức khoẻ.
- Khi bị đau dạ dày người bệnh chỉ nên ăn đủ đủ chín, tuyệt đối không nên ăn đu đủ xanh hoặc đu đủ chưa chín hẳn để tránh khiến cho tình trạng bệnh trở nên tồi tệ hơn. Đu đủ sau khi mua về nếu không sử dụng hết bạn hay bọc kín và bảo quản trong tủ lạnh để tránh làm mất đi hương vị của chúng.
- Thời điểm ăn đu đủ giúp hỗ trợ cải thiện tình trạng đau dạ dày tốt nhất là sau bữa ăn chính, không nên ăn đu đủ khi bụng đói để tránh gây khó chịu cho cơ quan tiêu hoá. Nên loại bỏ hoàn toàn phần hạt và phần vỏ đủ đủ trước khi chế biến và sử dụng.
Trong bài viết, chuyên mục đã cung cấp đầy đủ thông tin giải đáp cho câu hỏi: “Đau dạ dày có được ăn đu đủ không?”. Để loại quả này có phát huy công dụng tốt nhất và không ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ thì bạn nên sử dụng đúng cách và đúng liều lượng. Bên cạnh đó, bạn cũng nên tham khảo ý kiến chuyên gia dinh dưỡng để xây dựng thực đơn ăn uống phù hợp với tình trạng của bản thân giúp cải thiện bệnh.
Có thể bạn quan tâm:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!