Đau dạ dày cấp: Nguyên nhân, triệu chứng và cách ứng phó kịp thời!
Đau dạ dày cấp là một trong những bệnh lý chiếm tỷ lệ cao trên thế giới. Chúng không những gây nên những cơn đau, khó chịu cho người bệnh mà nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm.
Đau dạ dày cấp là gì và có nguy hiểm không?
Đau dạ dày cấp là tình trạng phổ biến mà nhiều người đã từng hoặc đang gặp phải. Thực chất đây là tình trạng lớp niêm mạc dạ dày bị sưng, viêm đột ngột do những nguyên nhân khác nhau. Điều này khiến người bệnh vô cùng khó chịu, cơn đau chỉ tạm thời diễn ra trong thời gian ngắn nhất định nhưng nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến những hậu quả khôn lường.
Có thể phân biệt đau dạ dày cấp tính và mạn tính cơ bản nhất thông qua thời gian. Nếu đau dạ dày cấp tính chỉ diễn ra đột ngột, tạm thời thì mạn tính lại kéo dài. Đặc biệt, nếu người bệnh chủ quan không biết rằng nếu những cơn đau dạ dày liên tục xuất hiện mà không được xử lý ngay có thể dẫn đến đau dạ dày mạn tính, thậm chí là nhiều biến chứng nguy hiểm khác.

Điển hình một số biến chứng từ đau dạ dày cấp tính như: tình trạng chảy máu do vết loét gây mất máu, đường dạ dày bị tắc nghẽn gây hại đến hệ tiêu hóa và quá trình vận chuyển thức ăn, nôn mửa gây mất nước và có nguy cơ dẫn đến suy thận,… Chính vì vậy bạn đừng nên chủ quan với những cơn đau dạ dày cấp tính.
Triệu chứng đau dạ dày cấp
Đau dạ dày cấp có thể được biểu hiện qua những dấu hiệu điển hình sau:
Đau vùng thượng vị
Biểu hiện đầu tiên của đau dạ dày cấp chính là triệu chứng đau bụng vùng thượng vị (trên rốn đến dưới mũi xương ức) kèm theo biểu hiện nóng rát, cồn cào, vô cùng khó chịu. Một số trường hợp cơn đau sẽ vô cùng dữ dội, quằn quại. Cơn đau dạ dày cấp tính ở mỗi người xuất hiện cũng khác nhau, có trường hợp đau sau khi ăn khoảng 2-3 tiếng hoặc đói mà ăn vào sẽ đau. Thậm chí, một số người còn bị đau vào nửa đêm hay sáng sớm gây mất ngủ,… Cơn đau dạ dày cấp có thể đến dữ dội và lan ra sau lưng hoặc gây tức vùng ngực.
Nôn hoặc buồn nôn
Đi kèm triệu chứng đau bụng vùng thượng vị thì người bị đau dạ dày cấp thường có biểu hiện đi kèm là buồn nôn hoặc nôn sau khi ăn. Ngay sau khi nôn thì cơn đau sẽ giảm nhưng chỉ một lúc sau thôi chúng lại xuất hiện. Vòng tuần hoàn này lặp đi lặp lại khiến người bệnh mất nước, mệt mỏi, hốc hác, suy nhược cơ thể nghiêm trọng.

Triệu chứng khác
Bên cạnh hai triệu chứng điển hình trên thì đau dạ dày cấp còn có thể được biểu hiện như: chứng ợ hơi, ợ chua, chướng bụng, đầy hơi, khó tiêu, đi ngoài phân đen hay lỏng,… Khi thấy bất cứ biểu hiện bất thường nào của cơ thể thì bạn nhất định không được chủ quan bởi chúng có thể cảnh báo nguy hiểm đấy!
Nguyên nhân đau dạ dày cấp
Những cơn đau dạ dày cấp tính có thể đến bất chợt do nhiều nguyên nhân khác nhau. Trong đó, những tác nhân gây nên tình trạng trên phổ biến nhất bao gồm:
- Lạm dụng thuốc kháng viêm không steroid NSAIDs và corticosteroid
- Do nhiễm vi khuẩn HP, nấm hoặc ký sinh trùng.
- Do uống quá nhiều rượu hay đồ uống có cồn.
- Căng thẳng, stress quá mức.
- Dị ứng, ngộ độc thực phẩm.
- Do chấn thương tác động trực tiếp.
- Do trào ngược dịch mật từ ruột non lên dạ dày gây nên cơn đau dạ dày cấp tính.
- Do bức xạ từ điều trị ung thư hay thiếu máu cục bộ ở dạ dày,…

Dù cơn đau dạ dày cấp tính xuất hiện do nguyên nhân nào thì chúng đều khiến người bệnh vô cùng khó chịu, ảnh hưởng đến cuộc sống, sinh hoạt cũng như công việc. Cơn đau có thể nhanh chóng qua đi nhưng biến chứng của nó thì không hề đơn giản nên người bệnh cần chú ý để điều trị kịp thời, đúng cách.
Đau dạ dày cấp nên làm gì?
Cách giảm đau dạ dày cấp tốc tại nhà
Trước khi điều trị dứt điểm thì người bệnh có thể áp dụng cách giảm đau tạm thời tại nhà để cơ thể thoải mái, dễ chịu hơn. Một số cách đơn giản được nhiều người áp dụng hiện nay như:
- Chườm ấm giảm đau: Đây là phương pháp dùng một túi ấm chườm lên vùng bụng bị đau để tăng cường lưu thông tuần hoàn máu cũng như giảm đau hữu hiệu.
- Dùng nước muối ấm: Loại nước này có tác dụng chống viêm và tiêu diệt vi khuẩn, vì vậy hãy pha một cốc nước muối và uống ấm khi đau bụng sẽ thấy cơn đau giảm đáng kể.
- Massage giảm đau: Tiến hành các động tác massege vùng bụng khoảng 10-15 phút giúp máu được tăng cường lưu thông và cơn đau cũng thuyên giảm.
Điều trị viêm dạ dày cấp bằng Tây y
Trường hợp người bị đau dạ dày cấp với cơn đau dữ dội, quằn quại cần được đưa đi cấp cứu ngay. Trong những trường hợp cơn đau đến rồi nhanh chóng đi thì bạn cũng nên đến ngay cơ sở y tế để thăm khám, xác định chính xác tình trạng bệnh cũng như điều trị theo chỉ định từ bác sĩ.

Sau một số xét nghiệm từ máu, phân, nội soi thực quản, sinh thiết mô dạ dày hay chụp x-quang,… thì bác sĩ sẽ chẩn đoán nguyên nhân gây bệnh và đưa ra những phác đồ điều trị cũng như sử dụng các loại thuốc thích hợp. Đặc biệt nếu đau dạ dày cấp xuất hiện do vi khuẩn HP thì quá trình điều trị càng khó khăn nên người bệnh cần lưu ý.
Sử dụng thuốc trong điều trị đau dạ dày cấp là phương pháp phổ biến nhất. Một số loại thuốc kháng acid, thuốc đối kháng H2, thuốc ức chế bơm proton hay thuốc kháng sinh khi bị nhiễm vi khuẩn HP,… được bác sĩ kê đơn theo tình trạng của mỗi người. Nếu người bệnh nôn nhiều, mất nước thì cần bù nước và điện giải ngay lập tức và truyền máu thoe chỉ định của bác sĩ nếu người bệnh bị mất máu quá nhiều do chảy máu dạ dày. Tùy vào tình trạng của mỗi người mà điều trị bằng Tây y cũng có sự khác biệt.
Trị viêm dạ dày cấp bằng bài thuốc dân gian
Một số bài thuốc đơn giản giúp giảm đau dạ dày được nhiều người truyền tai nhau mà bạn có thể tham khảo như:
Uống nước mật ong
Mật ong mang đến nhiều công dụng cho sức khỏe cũng như hỗ trợ điều trị nhiều bệnh. Trong đó, việc giảm những cơn đau dạ dày cấp bằng mật ong cũng được nhiều người áp dụng. Với cách này, bạn chỉ cần chuẩn bị 2 thìa mật ong đem hòa với một cốc nước ấm và uống có thể giúp người bệnh làm dịu cơn đau và dễ chịu hơn.

Dùng lá mơ lông
Theo nhiều nghiên cứu khoa học đã chỉ ra loại lá trên có chứa carotene, protein cùng vitamin C và tinh dầu giúp ức chế một số loại vi khuẩn làm viêm dạ dày cũng như giảm đau dạ dày cấp tính rất tốt.
Với bài thuốc này, người bệnh cần chuẩn bị khoảng 200g lá mơ lông đem rửa sạch rồi cho vào máy xay sinh tố cùng100 ml nước lọc để xay nhuyễn. Sau đó bỏ phần bã, lọc lấy nước và uống. Bạn nên uống 1-2 lần trong ngày và chỉ sử dụng loại nước trên trong ngày.
Chuối xanh và mật ong
Nhiều người chưa biết, chuối xanh được ví như một loại thuốc kháng acid tự nhiên, chúng không chỉ làm lành vết thương mà còn làm giảm tình trạng ợ hơi, ợ chua. Trong khi đó mật ong có tính kháng khuẩn, chống viêm rất tốt. Chính vì vậy bộ đôi trên mang đến công dụng giảm đau dạ dày hữu hiệu.
Với cách này, bạn chỉ cần phơi chuối xanh đã được bóc vỏ và thái lát ở trong râm đến khi chúng khô thì đem say thành bột mịn. Sau đó mỗi ngày dùng 1 thìa bột chuối xanh kết hợp cùng 1 thìa mật ong và pha với nước ấm để uống sẽ cải thiện cơn đau cũng như điều trị bệnh dạ dày hiệu quả.
Uống nước gừng tươi
Cách giảm đau dạ dày này cũng đang được nhiều người áp dụng hiện nay. Theo đó, bạn chỉ cần chuẩn bị 1 củ gừng tươi rồi đem rửa sạch và thái thành từng lát mỏng rồi hãm với 150ml nước sôi trong khoảng 10 phút. Hãy uống ngay nước gừng khi còn ấm sẽ thấy cơn đau thuyên giảm. Đối với người bị đau dạ dày cấp vào buổi sáng thì đây là cách rất phù hợp đấy!

Người bị đau dạ dày cấp nên ăn gì và kiêng gì?
Để trung hòa acid, bảo vệ niêm mạc, phục hồi những tổn thương và tăng cường sức khỏe thì chế độ ăn uống là rất quan trọng. Đối với người bị đau dạ dày cấp thì nên ăn gì và kiêng gì mới tốt nhất? Dưới đây là một số gợi ý mà người bệnh nên tham khảo.
- NÊN: Bổ sung vitamin A, B, D, U, K,… cùng đạm và các khoáng chất kẽm, magie, canxi,… trong một số thực phẩm như: rau xanh, trái cây, thịt, cá, tôm, ngũ cốc,…
- KHÔNG NÊN: Tránh đồ ăn chiên rán, nhiều dầu mỡ, đồ ăn cay nóng và các món ăn làm tăng tiết dịch acid như: dưa chua, cam, chanh,… Tránh xa nước ngọt có ga, đồ uống chứa cồn như rượu bia hay thuốc lá và các loại chất kích thích khác.
Việc thực hiện chế độ ăn uống khoa học, tránh những thực phẩm gây hại cho dạ dày giúp người bệnh kiểm soát cơn đau, ngăn ngừa chúng tái phát hay biến chứng. Đây cũng là lời khuyên giúp bảo vệ sức khỏe được tốt nhất.
Cách phòng ngừa viêm dạ dày cấp
Để phòng ngừa viêm dạ dày cấp, tránh “khổ sở” vì chúng cũng như bảo vệ sức khỏe thì bạn nên tham khảo ngay một số lời khuyên sau:

- Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, khoa học: Ăn đúng bữa, bổ sung thực phẩm tốt cho dạ dày, ăn chậm, nhai kỹ, hạn chế rượu bia và chất kích thích,…
- Nấu đồ ăn chín, hạn chế tối đa sử dụng đồ tái sống.
- Uống đủ 1,5 – 2 lít nước mỗi ngày.
- Ngủ, nghỉ đủ giấc, tránh làm việc quá sức: Không nên thức khuya quá 23 giờ và dậy quá sớm trước 5 giờ.
- Thường xuyên tập luyện nhẹ nhàng để cơ thể dẻo dai và tăng sức đề kháng.
- Cân bằng cuộc sống, hạn chế tối đa căng thẳng, áp lực, lo âu,…
- Rửa tay bằng xà phòng diệt khuẩn thường xuyên, đặc biệt là trước khi ăn.
- Tránh hoặc hạn chế tối đa việc sử dụng thuốc kháng viêm không steroid.
Với những thông tin mà Metaherb cung cấp về bệnh đau dạ dày cấp như trên hy vọng sẽ hữu ích cho nhiều người. Nếu có bất cứ thắc mắc hay thông tin cần biết thêm, bạn hãy để lại bình luận cho chúng tôi ở ngay khung phía dưới nhé!
Có thể bạn quan tâm
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!