Đau dạ dày liên tục, kéo dài có nguy hiểm không? Cách điều trị hiệu quả người bệnh nên ghi nhớ
Bệnh lý dạ dày ngày càng xuất hiện phổ biến trong cuộc sống của con người. Theo cảnh báo của nhiều chuyên gia y tế, đau dạ dày liên tục, kéo dài có thể gây ra nhiều nguy hiểm khó lường. Vậy cách làm thế nào để điều trị dứt điểm bệnh lý? Chuyên mục sẽ giúp bạn đọc giải đáp ngay trong bài viết.
Đau dạ dày liên tục là gì?
Đau dạ dày là hiện tượng lớp niêm mạc dạ dày bị tổn thương, không được điều trị kịp thời dẫn đến viêm loét. Những cơn đau bao tử liên tục xuất hiện vào rạng sáng và đêm khuya. Người bệnh nên lưu ý, cơn đau dạ dày liên tục chỉ xuất hiện tại 3 vùng chính: thượng vị, vùng bụng bên trái và phải.

Tuy nhiên, để phân biệt đau dạ dày và những bệnh lý đường tiêu hóa khác, người bệnh nên ghi nhớ thêm những triệu chứng điểm hình dưới đây:
- Ợ chua, ợ hơi, đầy bụng
- Nóng rát thượng vị
- Buồn nôn
- Nôn ra máu hoặc đi ngoài ra phân đen
Theo thống kê của Bộ Y tế, tại Việt Nam có khoảng 70% dân số có nguy cơ mắc phải đau dạ dày. Nếu không chữa trị kịp thời bệnh lý có thể gây ra nhiều biến chứng khó lường.
Đau dạ dày liên tục, âm ỉ, kéo dài có nguy hiểm không?
Những cơn đau dạ dày lâu năm thường gây nên nhiều phiền phức và cản trở cuộc sống của con người. Đồng thời, đau dạ dày liên tục cũng gây ra những biến chứng bệnh lý vô cùng nguy hiểm, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người bệnh.
- Viêm dạ dày mãn tính: Bệnh lý xuất phát từ tình trạng lớp niêm mạc dạ dày bị viêm loét và tổn thương kéo dài nhiều năm. Thời gian ủ bệnh lâu, tiến triển chậm nên người bệnh thường chưa nhận biết rõ. Khi phát bệnh cơ thể sẽ suy nhược nhanh chóng.
- Viêm loét dạ dày, tá tràng: Nguyên nhân chính gây nên viêm loét dạ dày, tá tràng chính là vi khuẩn HP. Loại vi khuẩn này có khả năng sống trong môi trường có nồng độ acid cao, đặc biệt là dạ dày. Ngoài ra, chúng tiết ra một loại enzim gây tổn thương niêm mạc dạ dày, gây sưng viêm tạo ra những cơn đau âm ỉ. Nếu không được điều trị, vết viêm loét sẽ tiếp tục lan xuống vùng tá tràng.
- Xuất huyết dạ dày: Đây là biến chứng nặng của bệnh đau dạ dày. Người bệnh thường gặp tình trạng đau dạ dày liên tục, nôn hoặc đi ngoài ra máu. Cơ thể xanh xao, suy nhược, có khả năng ảnh hưởng đến tính mạng. Lúc này người bệnh cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất để cầm máu kịp thời.
- Ung thư dạ dày: Đây là biến chứng nặng nề nhất của đau dạ dày. Lúc này những tế bào cấu trúc bình thường của dạ dày trở nên bất thường và tăng sinh đột biến không kiểm soát. Sau đó xâm lấn các mô ở gần, di căn sang hệ thống bạch huyết, phá hủy sự sống của con người.

Nhiều nghiên cứu khoa học đã chỉ ra, đau dạ dày liên tục có thể chữa trị khỏi và phòng tránh được biến chứng nếu được phát hiện kịp thời. Vì vậy khi có dấu hiệu đau rát thượng vị, vùng bụng bên trái và phải, người bệnh hãy đến ngay cở sở y tế gần nhất để thăm khám và tìm liệu trình điều trị thích hợp.
Nằm lòng 4 bí quyết điều trị đau dạ dày hiệu quả
Dạ dày là nơi lưu trữ và chuyển hóa thức ăn thành năng lượng nuôi dưỡng con người. Vì vậy, nếu dạ dày xảy ra vấn đề, cơ thể con người sẽ suy nhược nhanh chóng. Sau khi tham khảo ý kiến chuyên gia, chuyên mục sẽ chia sẻ đến người bệnh 4 cách điều trị đau dạ dày liên tục có hiệu quả cao.
1/ Thay đổi chế độ ăn uống tốt cho dạ dày
Chế độ dinh dưỡng hợp lí giúp thúc đẩy quá trình tiêu hóa hoạt động tốt hơn. Từ đó giảm thiểu gánh nặng lên dạ dày, giảm thiểu co bóp và cơn đau liên tục. Vậy, người bệnh đau dạ dày liên tục nên ăn gì? Kiêng gì?
- Bổ sung rau xanh, hoa quả, vitamin: Bí xanh, bí đỏ, súp lơ, ớt chuông, bắp cải, cần tây, quả bơ, táo, nho, việt quất…
- Bổ sung protein: Trững, thịt bò, sữa,…
- Bổ sung tinh bộ từ gạo, miến, cháo, ngô,…
- Hạn chế đồ ăn có chứa nhiều acid: chanh, cam, bưởi, các loại thực phẩm ngâm lâu ngày…
- Từ bỏ ngay các loại nước có gas, thuốc lá, rượu bia, chất kích thích…
- Giảm áp lực, căng thẳng,…

2/ Thực phẩm dân gian giải quyết nhanh cơn đau dạ dày liên tục
Nghệ, nha đam, chuối xanh có chứa nhiều thành phần giúp giảm đau dạ dày hiệu quả. Người bệnh có thể chế biến thực phẩm theo hướng dẫn như sau:
- Nghệ: Sử dụng 2 thìa tinh bột nghệ cùng 15ml mật ong nguyên chất trước mỗi bữa ăn.
- Chuối xanh: Phơi khô chuối và nghiền thành bột mịn. Mỗi ngày sử dụng 2 thìa cùng 15ml mật ong trước bữa ăn.
- Nha đam: Lọc thịt nha đam và xay nhuyễn, trộn với mật ong, bảo quản trong tủ lạnh. Mỗi ngày người bệnh nên nhai 2 thìa nha đam mật ong.
Người bệnh lưu ý, thuốc dân gian có hiệu quả giảm đau dạ dày nhanh. Nhưng khó có thể điều trị bệnh dứt điểm. Người bệnh nên kết hợp phương pháp này với những loại thuốc đặc trị khác.

3/ Sử dụng thuốc Tây y đánh bay cơn đau lâu ngày
Sử dụng thuốc tân dược là một trong những phương pháp điều trị phổ biến người bệnh lựa chọn. Bởi lẽ thuốc Tây có hiệu quả cao, giảm nhanh cơn đau. Thông thường sau khi thăm khám, bác sĩ sẽ lựa chọn kết hợp thuốc kháng sinh, giảm đau, giảm tiết acid, ức chế bơm proton để giảm thiểu cơn đau dạ dày liên tục.
Người bệnh có thể tham khảo thêm thông tin của một loại thuốc sau:
- Thuốc giảm tiết Acid: Phosphalugel, Yumangel, Gaviscon,…
- Thuốc kháng sinh: Amoxicillin, Tinidazol, Tetracyclin,…
- Thuốc giảm tiết acid: Omeprazole, Cimetidin, Lansoprazole…

Người bệnh nên lưu ý, thuốc tân dược có chứa nhiều tác dụng phụ như buồn nôn, chóng mặt, tuyệt đối không lạm dụng thuốc để tránh phản tác dụng. Nên thăm khác và sử dụng theo hướng dẫn của bác sĩ.
Xem thêm: Top những loại thuốc chữa đau dạ dày tốt nhất hiện này
4/ Đông y chữa đau dạ dày lâu năm hiệu quả
Theo nhiều y thư còn ghi chép, dạ dày hay còn gọi là tỳ vị. Đây là bộ phận quan trọng nhất trong cơ thể cần được chăm sóc và bảo vệ tối đa. Khác với thuốc tân dược, Đông y điều trị bệnh đau dạ dày theo cơ chế: giảm tấn công, tăng bảo vệ, phòng bệnh tái phát hiệu quả.
Tức là, những vị thảo dược tự nhiên khi đi vào cơ thể sẽ thực hiện chức năng song song. Vừa tấn công tác nhân gây hại, vừa nhanh chóng làm lành tổn thương niêm mạc dạ dày. Ngoài ra, nhiều vị thuốc Nam còn có khả năng nuôi dưỡng cơ thể, phục hồi sức khỏe, tăng sức đề kháng, phòng bệnh tái phát hiệu quả.
Bên cạnh đó, thuốc Đông y được chiết xuất hoàn toàn từ thảo dược tự nhiên, không tác dụng phụ, rất an toàn đối với trẻ em và phụ nữ có thai. Tuy nhiên, để mang đến hiệu quả điều trị cao, người bệnh nên thăm khám tại cơ sở thuốc Đông y uy tín. Hoặc sử dụng những sản phẩm đã được Bộ Y tế cấp phép lưu hành.

Người bệnh có thể tham khảo một số sản phẩm có chứa những thành phần thảo dược sau đây:
- Lá khôi tía: Loại thực phẩm này có chứa glycoside và tannin có khả năng làm lành vết viêm loét nhanh chóng, trung hòa acid, giảm ợ chua, ợ hơi.
- Chè dây: Cây thuốc có chứa hoạt chất flavonoid ức chế và tiêu diệt vi khuẩn HP – nguyên nhân gây ung thư dạ dày.
- Kim ngân hoa: Được xem như vị thuốc kháng sinh tự nhiên, giảm sưng, tiêu viêm, đánh bay cơn đau dạ dày kéo dài.
- Ô tặc cốt: Trung hòa aicd dạ dày, giảm nóng rát, đau thượng vị.
- Dạ cẩm: Có tính bình, vị đắng, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, cân bằng chức năng dạ dày, kháng khuẩn, kháng nấm hiệu quả.
Đau dạ dày liên tục là một triệu chứng nguy hiểm, có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm. Trong bài viết, Metaherb đã giúp người bệnh nhận biết rõ bệnh lý, cũng như cung cấp những cách chữa đau dạ dày kéo dài, âm ỉ dứt điểm. Chúc bạn lựa chọn được phương pháp điều trị phù hợp và sớm khỏi bệnh.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!