Dùng cây mía chữa bệnh tiểu đường được không? Phương pháp “kỳ lạ” nhưng hiệu quả
Người mắc bệnh tiểu đường thường được khuyến cáo hạn chế sử dụng các thực phẩm có vị ngọt và có chứa đường. Vì thế phương pháp dùng cây mía chữa bệnh tiểu đường còn khá xa lạ và mới mẻ đối với nhiều người. Vậy thực hư về cách chữa này thế nào? Cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Sơ lược về bệnh tiểu đường
Bệnh tiểu đường là gì?
Bệnh tiểu đường, còn gọi là Đái tháo đường hay Bệnh dư đường, là một nhóm bệnh rối loạn chuyển hóa cacbohydrat khi hoóc môn insulin của tụy bị thiếu hay giảm tác động trong cơ thể, biểu hiện bằng mức đường trong máu luôn cao; trong giai đoạn mới phát thường làm bệnh nhân đi tiểu nhiều, tiểu ban đêm và do đó làm khát nước
Nhiều yếu tố quyết định bệnh tiểu đường như gen, môi trường, ăn uống, vận động thể lực, stress…Bệnh tiểu đường xảy ra khi cơ thể không sản xuất đủ insulin, hoặc cơ thể giảm đáp ứng với tác dụng của insulin (đề kháng với insulin) .
Insulin, được sản xuất từ tuyến tuỵ , một tuyến nằm sau dạ dày, giúp cho các tế bào của cơ thể sử dụng đường từ máu của bạn.Glucose là một nguồn năng lượng cho các tế bào. Glucose được tạo ra từ thức ăn (tinh bột) và thức uống ngọt.
Những đối tượng dễ mắc bệnh tiểu đường
Bệnh tiểu đường là căn bệnh nguy hiểm mà bạn luôn phải cảnh giác. Tuy nhiên nếu bạn thuộc vào những đối tượng sau đây thì nguy cơ mà bạn mắc căn bệnh này sẽ cao hơn rất nhiều.
- Người hay bỏ bữa sáng: Bữa sáng chính là bữa ăn quan trọng nhất trong ngày. Việc bỏ bữa sáng sẽ kéo theo hiện tượng hạ đường huyết khiến bạn thèm đồ ngọt. Sự giải tỏa cơn thèm sẽ kích thích insulin sản sinh quá mức và khiến đường huyết tăng đột ngột. Lâu dần sẽ rối loạn sản sinh insulin dẫn tới tiểu đường.
- Những người béo phì: Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng những người mắc bệnh béo phì đặc biệt là béo bụng thì nguy cơ mắc tiểu đường sẽ cao hơn rất nhiều so với người bình thường.
- Phụ nữ bị đa nang buồng trứng: Buồng trứng có liên quan trực tiếp đến quá trình hoạt động của insulin trong cơ thể. Khi bị đa nang buồng trứng sẽ khiến insulin tiết ra nhiều không chỉ gây tổn hại cho buồng trứng mà còn ảnh hưởng xấu đến tuyến tụy. Chính điều này đã làm rối loạn việc sản sinh insulin ở tuyến tụy dễ khiến bệnh tiểu đường ghé thăm.
- Trong gia đình mà bố mẹ bị tiểu đường thì con cái của họ cũng có nguy cơ măc bệnh tiểu đường cao. Hiện tượng di truyền này diễn ra nhiều ở tiểu đường tuýp 1.
- Bên cạnh đó, những người trên 40 tuổi, người lười vận động, chế độ ăn uống thiếu rau xanh, chất xơ hay những người có tiền sử bệnh gan, huyết áp cao hay phụ nữ có tiền sử sản khoa cũng rất dễ mắc bệnh tiểu đường.
Tác dụng cây mía chữa bệnh tiểu đường
Mía có tên khoa học Succharum officinarum L., thuộc họ lúa (Poaceae). Cây thảo cao. Thân đặc, cao từ 2-4m, chia thành nhiều đốt rõ, dài 2-5cm, đường kính 2-5cm, bên trong gần như có màu trắng, nhiều xơ, chứa nhiều nước, đường.
Cây mía chứa nhiều nguyên tố vi lượng như canxi, crom, coban, magiê, phốt pho, kali, kẽm… cùng với rất nhiều loại vitamin đa dạng A, C, B1… cùng các dưỡng chất tự nhiên kháng oxy hóa, chất xơ bão hòa có nhiều công dụng cho sức khỏe.
Trong cây mía, chủ yếu chứa nhiều đường saccaro, đây là loại đường kép giúp bình ổn đường huyết, chuyển hóa đường trong máu tốt hơn tránh đường huyết tăng đột ngột. Ngoài ra, mía còn giúp đào thải cholesterol xấu và trygliceride trong cơ thể bệnh nhân tiểu đường, giúp ngăn chặn các biến chứng của bệnh như tim mạch, tai biến, máu nhiễm mỡ,…Chỉ số glycemic trong nước mía thấp nên rất tốt cho người tiểu đường tuýp 2.

Ngoài ra, cây mía còn có các công dụng khác như: giúp bổ sung protein cho cơ thể, giúp đào thải các chất cặn bã, độc tố ra ngoài cơ thể, giúp giảm các triệu chứng nhiễm trùng đường tiểu, giúp bài tiết sỏi thận, giúp làm tăng hệ miễn dịch cho cơ thể, củng cố dạ dày, thận, tim và mắt,… giúp tiêu hóa tốt, điều trị và phòng tránh táo bón hiệu quả. Cây mía không những rất tốt cho người tiểu đường mà còn rất tốt cho sức khỏe toàn diện của tất cả chúng ta.
Cách dùng cây mía chữa bệnh tiểu đường
- Bạn có thể áp dụng cách trị tiểu đường với các loại thảo dược khác như đậu bắp, rễ tranh,…để nấu nước mát uống thay nước trong ngày
- Bạn cần phải thường xuyên theo dõi lượng đường huyết trong quá trình sử dụng nước mía, để gia giảm lượng nước mía mình sử dụng phù hợp.
- Hoặc cách đơn giản hơn đó là: Uống nước mía với chanh và muối để giải khát hàng ngày. Bạn có thể dùng khoảng 3 – 5 ly/ tuần.

Một số lưu ý cho người tiểu đường khi dùng mía
- Cần sử dụng mía ngay trong vòng 15 phút sau khi ép, bởi để quá lâu sẽ làm mất dinh dưỡng vốn có trong mía và dễ mất vệ sinh.
- Thường xuyên theo dõi chỉ số đường huyết, để điều chỉnh lượng nước mía cho phù hợp.
- Chỉ nên uống nước mía với lượng vừa phải, không nên uống quá nhiều bởi trong mía chứa nhiều đường và có tính lạnh, sẽ khiến bạn dễ béo phì, đặc biệt là đối với người bị tì vị hư yếu hay đầy bụng đi lỏng không nên uống thường xuyên.
- Mía có tính lạnh và lượng đường cao nên người bị tì vị hư yếu hay đầy bụng đi lỏng không nên uống nước mía thường xuyên.

Ngoài tác dụng chữa bệnh tiểu đường, cây mía còn có một số tác dụng khác như:
- Thanh mát, giải nhiệt
- Trị amidan, viêm họng
- Chữa phù nhẹ do thai nghén
- Chữa viêm dạ dày mạn tính
- Chữa ngộ độc
Dùng cây mía chữa bệnh tiểu đường là một trong những cách chữa bệnh đơn giản, không tốn kém. Song trước khi áp dụng, người bệnh cũng nên tham khảo ý kiến của bác sĩ, đồng thời tuân thủ theo phác đồ điều trị để tránh làm bệnh diễn biến nặng hơn.
Mọi thông tin, thắc mắc, vui lòng để lại bình luận bên dưới bài viết, các bác sĩ của metaherb sẽ phản hồi sớm nhất.
Xem thêm:
Trong Mía có đường, người bị tiểu đường phải kiên cử dùng, tại sao lại chữa được bệnh này ? Làm phiền cho biết và áp dụng cho kết quả tốt ? Xin cảm ơn
Chào anh, anh vui lòng để lại số điện thoại và vấn đề cần giải đáp tại form phía trên tôi sẽ giúp anh. Chúc anh thật nhiều sức khỏe
Cảm ơn bác sĩ Vân đã hỗ trợ và giải thích giúp tôi rất nhiệt tình. chúc bác sĩ có thật nhiều sức khỏe để cứu giúp bệnh nhân tiểu đường chúng tôi. xin cảm ơn bác sĩ