Biến chứng tiểu đường ở răng thường gặp và cách phòng ngừa trước biến chứng
Biến chứng tiểu đường ở răng cũng có thể gây hại nghiêm trọng cho các mô miệng. Trong bài viết này, Metaherb sẽ phân tích mối quan hệ giữa tiểu đường và sức khỏe răng miệng cũng như chỉ ra những lưu ý cần thiết khi chăm sóc răng miệng.
Một số biến chứng tiểu đường xảy ra ở răng miệng
Sâu răng
Nếu người bệnh bổ sung những thực phẩm có chứa hàm lượng tinh bột, đường cao sẽ khiến cho vi nấm, vi khuẩn dễ dàng sinh sôi. Nó sẽ dùng lượng đường đó để thải ra axid, chất này sẽ khiến cho răng bị xói mòn, gây ra những lỗ thủng trên răng, đồng thời khiến men răng bị tổn thương.
Ngoài ra, nếu không thực hiện vệ sinh thường xuyên, đúng cách cũng sẽ tạo điều kiện thuận lợi để vi khuẩn tấn công răng miệng có cơ hội phát triển.

Bệnh viêm nướu
Thức ăn qua thời gian bám dính trên răng sẽ hình thành nên những mảng bám, nếu không được loại bỏ sẽ tạo ra cao răng. Hai yếu tố này sẽ làm nướu răng dễ dàng bị kích thích, dẫn đến chảy máu, sưng tấy và gây ra nướu răng.
Dấu hiệu của bệnh nướu răng bao gồm nướu đỏ, sưng hoặc chảy máu; lở loét trên nướu, răng lung lay; đau khi nhai; hôi miệng. Các vấn đề sức khỏe răng miệng tiềm ẩn khác đối với những người bệnh tiểu đường bao gồm:
- Tưa miệng (còn gọi là nấm candida): sự phát triển của một loại nấm tự nhiên mà cơ thể không thể kiểm soát được;
- Khô miệng (còn gọi là xerostomia): thiếu nước bọt trong miệng, làm tăng nguy cơ sâu răng và bệnh nướu răng;
- Rát miệng: cảm giác nóng rát bên trong miệng do nồng độ glucose trong máu không kiểm soát được.
Đối với những người mắc bệnh tiểu đường, hãy gặp bác sĩ nha chu sớm để được phát hiện và điều trị các vấn đề về sức khỏe răng miệng kịp thời.

Bệnh nha chu
Khi viêm nướu răng không được điều trị đúng cách sẽ gây ra nhiễm trùng và dẫn tới bệnh nha chu. Bệnh thường xảy ra ở những dây chằng, xương và mô mềm dẫn tới tiêu xương răng, tụt lợi, nhiều trường hợp có thể bị mất răng vĩnh viễn.
Bên cạnh đó cũng có nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, khi bị biến chứng nha chu sẽ làm gia tăng nguy cơ gây bệnh đột quỵ, bệnh tim, suy thận ở những bệnh nhân tiểu đường.

Cách phòng ngừa biến chứng tiểu đường ở răng
Chăm sóc răng hằng ngày
Giống như tất cả mọi người, người mắc bệnh tiểu đường nên đánh răng thật sạch sau mỗi bữa ăn. Nên chải răng ở góc 45 độ so với nướu và di chuyển qua lại theo đường ngắn, hãy làm sạch mặt trước và mặt sau của răng.
Sử dụng chỉ nha khoa
kéo ra vừa đủ lượng chỉ nha khoa để quấn quanh ngón tay giữa của mỗi bàn tay; giữ chặt chỉ nha khoa giữa ngón tay cái và ngón trỏ; uốn cong nó thành hình chữ C, chống lại một chiếc răng và nhẹ nhàng di chuyển xỉa qua lại trên răng và sau đó là bên của răng theo chuyển động lên xuống; và lặp lại cho đến khi bạn đã xỉa xong tất cả răng.

Dùng nước súc miệng
Trước khi sử dụng bất kỳ loại nước súc miệng nào, hãy hỏi nha sĩ của bạn để được tư vấn dùng sản phẩm phù hợp. Nước súc miệng chống vi khuẩn có thể chứa tới 20 phần trăm cồn, có thể làm khô miệng hơn. Nếu chuyên gia chăm sóc nha khoa của bạn nghĩ rằng nó là cần thiết, nước súc miệng có thuốc như Peridex có thể được kê toa. Nhiều nha sĩ sẽ đề nghị bổ sung fluoride để giúp răng chắc khỏe hơn.
Đến gặp bác sĩ nha khoa
Nếu bệnh tiểu đường đang được kiểm soát thành công và không có vấn đề gì với mắt, thận hoặc tim, thì có lẽ bạn có thể gặp bất kỳ nha sĩ nào trong cộng đồng. Tần suất sẽ được quyết định dựa trên tình trạng răng miệng của bạn.
Những người mắc bệnh tiểu đường không kiểm soát tốt, có vấn đề về sức khỏe hoặc có thể bị hạ đường huyết không nhận thức được (một biến chứng khi một người không biết về việc giảm lượng đường trong máu sâu) nên xem xét một nha sĩ được đào tạo chuyên nghiệp và kinh nghiệm trong việc điều trị các bệnh nhân có tình trạnh sức khỏe phức tạp.

Tần suất bạn sẽ cần gặp chuyên gia sức khỏe răng miệng tùy thuộc vào tình huống cụ thể của bạn. Một số có thể chỉ cần được khám hằng năm, trong khi những người khác sẽ phải gặp nha sĩ thường xuyên hơn (sau hai hoặc ba tháng).
Đối với những người mắc bệnh tiểu đường, theo dõi lượng đường trong máu, duy trì chế độ dùng thuốc, chế độ ăn uống, tập thể dục và nhiều thứ khác là những vấn đề được ưu tiên hàng đầu. Tuy nhiên, chăm sóc sức khỏe tránh biến chứng tiểu đường ở răng cũng là một phần không thể thiếu trong liệu trình kiểm soát bệnh. Hãy quan tâm và chú trọng đến các vấn đề về răng miệng để được điều trị kịp thời.
Tóm lại, bất cứ ai cũng nên chú ý tới sức khoẻ răng miệng của mình. Những người mắc bệnh tiểu đường cần kiểm soát lượng đường nạp và cơ thể dựa trên một chế độ dinh dưỡng khoa học và hợp lý. Đồng thời cũng nên sử dụng các sản phẩm hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường để kiểm soát bệnh được tốt nhất.
Có thể bạn quan tâm
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!