Biến chứng tiểu đường ở chân: Cách ngăn ngừa biến chứng & Những lưu ý
Tiểu đường là bệnh lý mạn tính gây nên nhiều biến chứng vô cùng nguy hiểm. Trong đó, biến chứng tiểu đường ở chân là phổ biến hàng đầu. Vậy chúng được biểu hiện như thế nào và mức độ nguy hiểm ra sao?
Một số biến chứng tiểu đường ở chân thường gặp
Bên cạnh những biến chứng đối với thận, tim mạch, hệ thần kinh, tổn thương nhãn mạc,… thì bệnh tiểu đường còn gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến bàn chân và gây nên nhiều chứng biến ở chân của người bệnh. Một số vấn đề ở bàn chân mà người bệnh tiểu đường có thể gặp phải như:

- Nấm da chân
- Nấm móng
- Vết chai
- Nổi phỏng nước
- Ngón chân vẹo ngoài
- Da khô
- Loét da
- Ngón chân hình búa
- Bàn chân bẹt
Đây là những biến chứng điển hình ở chân mà người bệnh tiểu đường có thể gặp phải. Hãy cẩn trọng để tránh xa chúng, bảo vệ đôi chân và sức khỏe của bạn
Biến chứng tiểu đường ở chân nguy hiểm như thế nào?
Nhìn chung thì những vấn đề của người bệnh tiểu đường được thể hiện trên bàn chân gây nên ảnh hưởng tiêu cực, khiến người bệnh đau đớn, khó chịu, ảnh hưởng đến khả năng vận động, di chuyển cũng như tác động đến hệ cơ quan khác. Chúng tác động trực tiếp đến sức khỏe, sinh hoạt và cuộc sống của người bệnh.

Trong đó, loét bàn chân là một trong những biến chứng quan trọng điển hình mà người bệnh tiểu đường mắc phải. Theo một số thống kê thì tỉ lệ mới mắc hàng năm là khoảng 2% tổng số bệnh nhân bị tiểu đường và đối với bệnh nhân có biểu hiện bệnh lý thần kinh ngoại biên thì con số trên có thể tăng lên từ 5-7.5% vô cùng nguy hiểm.
Tiểu đường không chỉ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến bàn chân mà chúng còn có thể dẫn đến hoại tử, buộc phải cắt bỏ chân vô cùng nguy hiểm. Có thể nhiều người chưa biết nhưng bệnh lý mạch máu ngoại vi đã được ghi nhận ở hơn 30% các trường hợp có loét bàn chân do biến chứng tiểu đường. Tình trạng tắc mắc, thiếu máu đến chi có thể dẫn đến hoại tử và phải cắt bỏ phần chi đó. Đây là biến chứng nguy hiểm nhất của bệnh tiểu đường đối với bàn chân mà bất cứ ai cũng nên lưu ý.

Cách ngăn ngừa biến chứng tiểu đường ở chân
Là một trong những biến chứng phổ biến hàng đầu của bệnh tiểu đường hiện nay – các biến chứng bàn chân có thể được ngăn ngừa bằng cách nào? Đây là câu hỏi chung khiến nhiều người băn khoăn. Theo đó, để tránh xa những mối nguy hiểm đối với bàn chân nói riêng và sức khỏe nói chung thì người bệnh tiểu đường hãy:
- Điều trị bệnh tiểu đường với các liệu pháp phòng ngừa biến chứng cụ thể.
- Kiên trì trong điều trị và tuân thủ những chỉ dẫn từ bác sĩ.
- Xây dựng chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học và kiểm soát, ổn định đường huyết ở mức tốt nhất.
- Tập luyện và vận động nhẹ nhàng mỗi ngày.
- Không đi chân trần, thậm chí ngay cả trong nhà.
- Luôn giữ chân sạch sẽ, duy trì độ ẩm vừa phải cho đôi chân.
- Mang giày vừa vặn, hạn chế sử dụng giày cao gót có mũi nhọn.
- Hạn chế ngồi vắt chéo chân
- Tránh ngâm chân bằng nước quá nóng hay để bàn chân quá lạnh.
- Nghỉ ngơi hợp lý và thư giãn.
- Thăm khám và kiểm tra chân khi nhận thấy bất cứ dấu hiệu bất thường nào xuất hiện,…
Phòng bệnh hơn chữa bệnh nên người tiểu đường hãy luôn tìm cách để bảo vệ sức khỏe, ngăn ngừa những biến chứng nguy hiểm và sống khỏe với bệnh tiểu đường. Đặc biệt, luôn nêu cao ý thức ngăn ngừa biến chứng bàn chân của bệnh tiểu đường để tránh nguy hiểm và ảnh hưởng đến quá trình di chuyển, vận động của bạn.

Người bệnh tiểu đường cần lưu ý gì?
Biến chứng tiểu đường không chỉ ở chân mà có thể xuất hiện ở nhiều hệ cơ quan khác như: biến chứng tim mạch, huyết áp dẫn đến nhồi máu cơ tim và đột quỵ, biến chứng suy giảm thị lực dẫn đến mù lòa, biến chứng suy thận, biến chứng hệ thần kinh,… Tất cả đều là hồi chuông cảnh báo đối với người bệnh đái tháo đường. Để sống khỏe với bệnh thì bạn nên lưu ý:

-
- Nên hạn chế ăn cơm trắng mà thay vào đó là sử dụng tinh bột lành mạnh như; gạo lứt, ngũ cốc nguyên hạt, đậu đỗ,…
- Tránh xa đồ ngọt, trái cây nhiều đường, hoa quả sấy khô.
- Không ăn nhiều mỡ động vật và thực phẩm chứa quá nhiều đạm.
- Tránh xa rượu bia, thuốc lá, đồ uống chứa ga, chất kích thích,…
- Ăn nhiều rau xanh và trái cây giàu chất xơ.
- Duy trì chế độ ăn uống và sinh hoạt, nghỉ ngơi khoa học, tránh làm việc quá sức.
- Vận động nhẹ nhàng sau khi ăn.
- Uống nhiều nước mỗi ngày.
Đặc biệt, người bệnh tiểu đường nên theo dõi chỉ số đường huyết của mình thường xuyên, tốt nhất nên thăm khám 3 tháng/1 lần để sớm điều chỉnh và phát hiện những biến chứng bất thường của tiểu đường và xử lý kịp thời, hiệu quả.
Hy vọng với những thông tin mà Metaherb cung cấp về biến chứng tiểu đường ở chân sẽ hữu ích cho nhiều người. Nếu có bất cứ thắc mắc nào cần giải đáp, bạn hãy để lại bình luận cho chúng tôi ở khung phía dưới nhé!
Có thể bạn quan tâm
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!