Biến chứng tiểu đường đến xương là gì? Cách nhận biết & Thuốc điều trị
Bệnh tiểu đường có thể gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm cho tim mạch, hệ thần kinh, thận, mắt,… Đặc biệt, biến chứng tiểu đường đến xương khớp vô cùng phổ biến mà người bệnh cần đặc biệt lưu ý.
Những biến chứng điển hình của bệnh tiểu đường
Tiểu đường là một trong những bệnh lý mạn tính đường tiêu hóa phổ biến hàng đầu hiện nay. Theo đó, bệnh tiểu đường có thể hiểu là lượng đường trong máu luôn cao hơn mức bình thường do quá trình chuyển hóa glucose bị rối loạn và lượng đường tích tụ trong máu ngày càng nhiều. Bệnh tiểu đường hiện chưa có phương pháp nào điều trị dứt điểm nên bạn cần lưu ý.

Theo nghiên cứu và thống kê của nhiều nhà khoa học thì người bệnh tiểu đường có nguy cơ tử vong cao hoặc rút ngắn tuổi thọ do những biến chứng của bệnh. Nhìn chung bệnh tiểu đường gây ảnh hưởng lớn đến nhiều hệ cơ quan và gia tăng nguy cơ biến chứng đa dạng, điển hình:
- Biến chứng tim mạch, huyết áp: Xơ vữa động mạch, nhồi máu cơ tim, đột quỵ,…
- Biến chứng mắt: Suy giảm thị lực, bệnh lý võng mạc,… thậm chí có thể dẫn đến mù lòa.
- Biến chứng thận: Làm suy giảm chức năng thận và dẫn đến suy thận.
- Biến chứng thần kinh
- Biến chứng nhiễm trùng
- Biến chứng bàn chân, xương khớp,…

Trong đó, những biến chứng tiểu đường đến xương khớp khá phổ biến mà nhiều người bệnh mắc phải. Chúng không chỉ gây ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống, sinh hoạt của người bệnh mà còn gây nên nhiều hệ lụy nguy hiểm khôn lường khác mà người bệnh nào cũng cần lưu ý.
Ảnh hưởng của lượng đường cao đến xương khớp
Khi lượng đường trong máu cao gây nên nhiều ảnh hưởng đến các hệ cơ quan, trong đó có xương khớp. Người mắc bệnh tiểu đường tuýp 1, tuýp 2 có thể gây ảnh hưởng đến xương khớp và gây nên những biến chứng điển hình sau:
- Lượng đường cao gây rối loạn chất béo, chất đạm dẫn đến sự lắng đọng collagen tại các khớp. Điều này khiến các khớp bị co rút, khó vận động. Thông thường tập trung ở các khớp tay, đầu gối,…
- Lượng đường cao làm suy giảm hệ miễn dịch và tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập dễ dàng hơn gây bệnh và làm gia tăng nguy cơ viêm khớp.
- Bệnh đái tháo đường gây ảnh hưởng đến các mạch máu nuôi dưỡng hệ thần kinh nói chung, tình trạng thiếu máu sẽ được thể hiện rõ nhất ở các vùng xa tim, gây tê tay, chân và ảnh hưởng đến các khớp.
- Theo một số nghiên cứu thì người tiểu đường có nguy cơ bị loãng xương và gãy xương cao hơn người bình thường.
- Bệnh tiểu đường tuýp 2 do thừa cân cũng là vấn đề gây áp lực lớn đến hệ cơ xương khớp.

Có thể nói lượng đường cao gây ảnh hưởng lớn đến hệ xương khớp nói riêng và sinh hoạt, sức khỏe của người bệnh nói chung. Không chỉ là những ảnh hưởng trên mà chúng còn gây nên hàng loạt biến chứng khôn lường mà nhiều người chưa thể lường trước.
Biến chứng tiểu đường đến xương khớp như thế nào?
Từ những ảnh hưởng trên thì bệnh tiểu đường còn là nguyên nhân dẫn đến hàng loạt biến chứng xương khớp như:
- Bàn chân Charcot: Biểu hiện ban đầu là chân sưng đỏ, tê bì, ngứa ran nhưng dần sẽ bị biến dạng hình võng, ngón chân quặp vào bên trong.
- Hội chứng ống cổ tay, cổ chân: Đây là hội chứng tê nhức tay, chân, đặc biệt khi gập tay hay cầm nắm đồ vật,…
- Hội chứng đông cứng khớp vai: Biểu hiện cụ thể là tình trạng khó dang rộng, xoay vai ra trước sau hay đưa tay lên cao quá đầu. Đồng thời biến chứng này còn gây đau âm ỉ cho người bệnh.
- Hội chứng bàn chân chim: Tiểu đường gây biến chứng khiến các gân gấp ở lòng bàn tay dày lên, các ngón tay và cả bàn tay bị co rút, cong quặp giống như bàn chân chim.
- Hội chứng ngón tay lò xo: Với hội chứng này thì các ngón tay dường như bị co cứng và gập lại, không thể tự duỗi thẳng.
- Biến chứng khác: hội chứng vai tay, loãng xương,…
Biến chứng tiểu đường đến xương khớp gây ảnh hưởng không nhỏ đến vận động của bạn. Chính vì vậy, hãy chú ý những dấu hiệu bất thường như đau nhức, sưng đỏ, tê bì chân tay, khó vận động khớp,… và thăm khám kịp thời để sớm phát hiện vấn đề biến chứng và điều trị hiệu quả.
Cách phòng ngừa biến chứng tiểu đường đến xương khớp
Để tránh những biến chứng mà bệnh tiểu đường có thể gây ra đối với xương khớp thì người bệnh cần lưu ý một số vấn đề sau:
Kiểm soát đường huyết ổn định
Luôn theo dõi chỉ số đường huyết và kiểm soát chúng ở mức độ ổn định không chỉ giúp người bệnh tiểu đường ngăn ngừa biến chứng đối với xương khớp mà còn tránh nguy cơ gây hại đối với hệ cơ quan khác. Theo các chuyên gia thì người bệnh nên thăm khám 3 tháng/1 lần và điều chỉnh lượng đường huyết ổn định để đẩy lùi biến chứng nguy hiểm và sống khỏe với bệnh tiểu đường.

Xây dựng chế độ ăn uống và sinh hoạt khoa học, lành mạnh
Đối với người bệnh tiểu đường thì chế độ ăn uống đóng vai trò vô cùng quan trọng. Việc xây dựng thực đơn khoa học không chỉ kiểm soát đường huyết mà cò tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Đặc biệt, người bệnh tiểu đường nên lưu ý:
- Hạn chế ăn tinh bột, tránh xa đồ ngọt, hoa quả sấy khô.
- Hạn chế tối đa chất béo động vật, ăn ít đạm.
- Ăn đúng bữa, ăn chậm và nhai kỹ.
- Tránh xa đồ uống chứa cồn như rượu bia, nước ngọt có ga, thuốc lá, chất kích thích.
- Nên bổ sung nhiều rau xanh và trái cây giàu chất xơ.
- Thay thế một phần tinh bột bằng ngũ cốc nguyên hạt.
- Chuyển đổi từ món chiên rán, xào sang các món luộc, hấp,…
- Uống nhiều nước.
- Bổ sung những thực phẩm có lợi cho xương khớp.
Xây dựng và duy trì chế độ dinh dưỡng khoa học là cách giúp người tiểu đường kiểm soát tốt bệnh và phòng tránh biến chứng nguy hiểm, điển hình trong đó là biến chứng đối với xương khớp.
Tập luyện mỗi ngày
Để cơ thể khỏe mạnh thì việc tập luyện đóng vai trò vô cùng quan trọng. Người bệnh tiểu đường nên tập luyện đều đặn mỗi ngày một cách nhẹ nhàng để nâng cao sức đề kháng, sự dẻo dai và sớm phát hiện những bất thường của xương khớp để có hướng xử lý kịp thời.

Chăm sóc bàn chân
Bàn chân luôn chịu áp lực từ trọng tải cơ thể trong quá trình di chuyển hàng ngày. Chính vì vậy đừng quên chăm sóc chúng để bàn chân luôn khỏe mạnh. Cách chăm sóc bàn chân cũng khá đơn giản, bạn hãy vệ sinh sạch sẽ, chọn giày dép có kích cỡ phù hợp, tránh đeo giày cao gót mũi nhọn quá nhiều, hạn chế ngồi vắt chân,… Đồng thời thường xuyên massage, xoa bóp để chân được thư giãn nhé!
Phía trên là những thông tin mà Meataherb cung cấp về biến chứng tiểu đường đến xương khớp cũng như cách phòng tránh. Nếu có thắc mắc nào cần chúng tôi giải đáp, hãy để lại bình luận trong khung phía dưới nhé!
Có thể bạn quan tâm
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!