Bệnh võng mạc đái tháo đường là gì? Nguyên nhân, triệu chứng, cách phòng và điều trị!
Là một trong những nguyên nhân chính gây mù lòa ở người bệnh tiểu đường – bệnh võng mạc đái tháo đường đang là nỗi lo đối với nhiều người. Đưới dây là những thông tin liên quan đến bệnh lý mà bạn nên biết sớm!
Bệnh võng mạc đái tháo đường là gì?
Có thể bạn chưa biết, đối với những bệnh nhân tiểu đường (đái tháo đường) tiến triển từ 10-15 năm có tới 90% mắc phải bệnh võng mạc đái tháo đường. Trước khi tìm hiểu bệnh lý trên thì cần hiểu đái tháo đường là gì? Theo đó, đây là bệnh rối loạn chuyển hóa Glucid mạn tính do thiếu hụt hay đề kháng với insulin khiến lượng đường trong máu ngày càng tích tụ. Có thể hiểu nôm na thì đái tháo đường là lượng đường trong máu luôn cao hơn mức bình thường.

Trong khi đó, bệnh võng mạc đái tháo đường là tình trạng bệnh lý với tổn thương xảy ra ở võng mạc do bệnh đái tháo đường (tiểu đường) gây nên. Bệnh trên là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến mù lòa mà người bệnh tiểu đường cần đặc biệt lưu ý.
Phân loại bệnh võng mạc đái tháo đường
Bệnh lý võng mạc đái tháo đường giai đoạn nền (BDR)
Đây là giai đoạn đầu của bệnh lý trên với biểu hiện điển hình như: phình mao mạch võng mạc, xuất huyết nhẹ, ứ đọng các chất tiết trong võng mạc, phù võng mạc. Giai đoạn này tuy chưa ảnh hưởng đến thị lực nhưng người bệnh có thể thấy xuất hiện những bất thường ở mắt như: thỉnh thoảng xuất hiện điểm đen, cảm giác về màu sắc có sự thay đổi,… Đây là giai đoạn đầu tiên, ở mức độ nhẹ nên người bệnh cần sớm phát hiện và điều trị, tránh những tiến triển trầm trọng hơn.
Bệnh lý hoàng điểm đái tháo đường
Hoàng điểm là nơi tập trung thị lực cao nhất của mắt có hiện tượng bị phù, xuất hiện tiết cứng xung quanh hoàng điể. Đây là nguyên nhân khiến thị lực suy giảm nghiêm trọng, nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến vấn đề nguy hiểm cho đôi mắt.

Bệnh võng mạc đái tháo đường tiền tăng sinh
Đối với giai đoạn này thì các tổn thương thiếu máu cục bộ, xuất huyết, xuất tiết và phù võng mạc xuất hiện. Nếu chúng chưa tác động đến hoàng điểm thì chưa gây nên suy giảm thị lực. Tuy nhiên, khi xuất hiện những triệu chứng vi phình mạch, xuất tiết, xuất huyết võng mạc thì người bệnh cần đi khám ngay để điều trị kịp thời.
Bệnh võng mạc đái tháo đường tăng sinh
Các mạch máu tăng sinh gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến võng mạc, làm tổn thương, rách hay bong võng mạc, có thể dẫn đến mù lòa. Đây là giai đoạn nguy hiểm nhất mà người bệnh tiểu đường cần điều trị nhanh chóng.
Nguyên nhân gây bệnh võng mạc đái tháo đường
Có thể nói bệnh lý trên xuất hiện nguyên nhân chính là do đái tháo đường gây nên. Khi lượng đường trong máu quá cao sẽ gây ảnh hưởng đến mạch máu, làm tổn thương các mao mạch võng mạc. Điều này làm tăng tính thấm thành mạch, thoát huyết tương vào võng mạc gây phù nề, phá hủy mao mạch và dẫn đến tình trạng thiếu máu võng mạc.

Cơ chế của mắt lúc này tiết kích thích tố nuôi dưỡng mạch máu, tuy nhiên vì chúng vô cùng mỏng manh nên dễ bị vỡ, dẫn đến xuất huyết. Đồng thời, khi võng mạc bị tổn thương sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp đến thị lực, làm suy giảm chúng và nếu không được điều trị có thể bệnh ngày càng trầm trọng hơn, thậm chí dẫn tới mù lòa.
Triệu chứng bệnh võng mạc đái tháo đường
Khác với các bệnh lý thông thường, bệnh võng mạc đái tháo đường hoàn toàn không có triệu chứng gì trước đó mà chỉ khi võng mạc đã bị tổn thương mới xuất hiện những biểu hiện nhất định như: thấy điểm đen trước mắt, suy giảm thị lực, thay đổi cảm giác về màu sắc,… Chính vì vậy, khi thấy xuất hiện những dấu hiệu bất thường ở mắt thì người bệnh cần thăm khám ngay để sớm phát hiện bệnh và điều trị hiệu quả.

Phòng ngừa và điều trị bệnh võng mạc đái tháo đường
Cách phòng bệnh
Để ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh võng mạc tiểu đường thì bạn cần lưu ý kiếm soát, ổn định đường huyết ở mức độ tốt nhất, cân bằng. Đồng thời thường xuyên kiểm tra đường huyết để điều chỉnh sao cho phù hợp giúp tránh những biến chứng tiểu đường như: biến chứng tim mạch, huyết áp, thận, thần kinh,… Đặc biệt là phòng tránh biến chứng mắt của bệnh tiểu đường, điển hình là bệnh lý võng mạc.
Bên cạnh đó, người bệnh cần thường xuyên chăm sóc cho đôi mắt sáng khỏe, bổ sung thực phẩm chứa nhiều vitamin A, làm sạch mắt, dưỡng ẩm mắt,… Đồng thời, hãy loại bỏ tối đa những nguy cơ khiến bệnh xuất hiện và triến triển như: béo phì, thuốc lá,… Đừng quên xây dựng cho mình chế độ ăn uống và sinh hoạt khoa học để bảo vệ sức khỏe nói chung và hỗ trợ kiểm soát, ổn định bệnh tiểu đường nói riêng.
Cách điều trị bệnh
Hiện nay, việc điều trị bệnh võng mạc đái tháo đường có 3 phương pháp chính bao gồm: laser, tiêm thuốc vào trong nhãn cầu và phẫu thuật. Mỗi phương pháp được áp dụng riêng lẻ đối với những trường hợp cụ thể và mức độ tổn thương võng mạc khác nhau của mỗi người. Đây là những phương pháp tiên tiến, điều trị theo y học hiện đại mang đến hiệu quả tốt nhất trong việc hồi phục tổn thương cho võng mạc cũng như cải thiện thị giác, ngăn ngừa tiến triển của bệnh.

Bên cạnh những phương pháp điều trị theo y học hiện đại như trên thì người bệnh cũng nên lưu ý đến việc kiểm soát chỉ số đường huyết sao cho ổn định để tránh biến chứng nguy hiểm hay những tác động trực tiếp đến thị giác. Điều trị bệnh tiểu đường và thăm khám sức khỏe 3 tháng/lần là bí quyết giúp người bệnh tiểu đường sống khỏe và ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm.
Phía trên là những thông tin mà Metaherb cung cấp về bệnh võng mạc đái tháo đường. Hy vọng hữu ích cho nhiều người! Nếu có bất cứ băn khoăn bình luận cho chúng tôi ở khung phía dưới nhé!
Có thể bạn quan tâm
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!