Bệnh tiểu đường ăn cháo được không?
Hỗ trợ kiểm soát bệnh tiểu đường trong ăn uống được coi là yếu tố cơ bản nhất để duy trì lượng đường cần thiết trong máu. Vậy bệnh tiểu đường ăn cháo được không? Cùng Metaherb tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Ăn nhiều tinh bột có bị tiểu đường không?
Bệnh tiểu đường là căn bệnh mãn tính và là mối nguy hiểm lớn đối với trẻ em và người lớn trên toàn thế giới.
Khi bệnh tiểu đường không được kiểm soát, có thể dẫn đến những biến chứng khác nhau về sức khỏe. Chưa có bất cứ kết luận chính xác nào về nguyên nhân gây ra bệnh tiểu đường. Tuy nhiên, các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, nguyên nhân chính của bệnh tiểu đường tuýp 2 có thể là do chế độ ăn uống và lối sống ít vận động của chúng ta.
Khi mọi người ăn nhiều loại thực phẩm có thể khiến lượng đường trong máu tăng cao, chủ yếu trong số những thực phẩm đó là carbohydrate, dẫn đến suy giảm chức năng bài tiết insulin ở tuyến tụy, làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.

Có ba loại carbohydrate chính là tinh bột, đường và chất xơ. Tinh bột là nguồn năng lượng rất quan trọng và là loại carbohydrate được tiêu thụ phổ biến nhất. Tinh bột được tạo thành từ sự kết hợp của nhiều phân tử đường và chúng được gọi là carbohydrate phức tạp. Vậy có phải ăn nhiều tinh bột bị tiểu đường không?
Có nhiều thực phẩm tinh bột tinh chế có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường như bánh mì trắng, gạo trắng, mì trắng, và bất cứ thứ gì làm bằng bột mì trắng,… Tinh bột tinh chế gây ảnh hưởng tới kiểm soát lượng đường trong máu. Khi ăn các loại thực phẩm này, tinh bột nhanh chóng chuyển hóa thành đường và hấp thụ vào máu khiến tuyến tụy phải làm việc năng suất hơn.
Khi tình trạng này diễn ra thường xuyên, sản xuất insulin ở tuyến tụy và việc hấp thụ đường sẽ giảm làm tăng lượng đường trong máu, dẫn đến bệnh tiểu đường.
Bệnh tiểu đường ăn cháo được không?
Mặc dù bản chất vẫn là tinh bột, nhưng người bệnh tiểu đường hoàn toàn có thể ăn cháo với một hàm lượng hợp lý.
Chế độ ăn uống đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với bệnh nhân tiểu đường để duy trì lượng đường ổn định trong máu.
Thông thường thì theo khuyến cáo, đối với người bệnh tiểu đường kể cả tuýp 1 hoặc tuýp 2 thì lượng tinh bột tối đa mà bạn nên ăn là không quá 100 gam tinh bột 1 ngày. Điều này nghĩa là 1 ngày 24 giờ, bạn ăn 3-4 bữa ăn nhưng tổng lượng tinh bột của chúng không được quá 100 gam. Quy đổi ra thì 1 bữa ăn người tiểu đường không nên ăn quá 1 chén cháo.

Đối với những người lao động nặng hoặc còn trẻ có thể ăn khoảng 1 chén rưỡi và thay vào đó, người bệnh nên bù vào khẩu phần ăn của mình chất xơ như rau củ luộc và chất đạm như thịt nạc, cá,..

Cách chế biến cháo cho người bệnh tiểu đường
Mặc dù không nên ăn cháo thường xuyên, nhưng người bệnh tiểu đường cố thể chế biến kết hợp cùng với một số loại thực phẩm tốt cho người bệnh tiểu đường để làm giảm nguy cơ tăng đường huyết đột ngột. Dưới đây là một số gợi ý về các món cháo dành cho người bệnh tiểu đường:
Cháo địa cốt bì: thành phần gồm địa cốt bì 30 gram, tang bạch bì 15g, bột miến dong 100g, mạch đông 15g. Mang 3 loại thảo mộc ngày xấy lấy nước, mang nước ép này được nấu với bột miến dong thành cháo. Dùng cho bệnh nhân tiểu đường, khát nước uống nhiều, loãng, kiệt sức.
Cháo cần tây: Cần tây tươi 60 g, gạo nâu 50 – 100 g. Cần tây tươi được rửa sạch và nấu cùng với cơm và cháo, gia vị, nóng, sáng và chiều. Chỉ định cho các trường hợp tăng huyết áp và bệnh tiểu đường.
Cháo bột sắn: bột sắn 30 gram, 50 gram gạo. Gạo được ngâm và vo cho sạch để nấu thành cháo đặc, và cho bột sắn vào hòa tan với nước, nấu đến khi cháo sặc lại. Nên sử dụng cho bệnh nhân tăng huyết áp, bệnh tim mạch vành, tiểu đường type 2, tiêu chảy mãn tính, khô họng và khát nước.
Cháo khoai lang: 60 gram khoai tây, 30 gram gạo kê. Khoai lang được sơ chế sạch sau đó thái lát nấu với kê, nên dùng trong bữa sáng. Dùng cho những bệnh nhân đái tháo đường hạ huyết áp.
Súp Bào ngư với củ cải cà rốt: bơ khô 20 g (60 g tươi), 100 g củ cải, 100 g cà rốt, thêm tôm hoặc thịt nạc với liều lượng tùy ý và gia vị thích hợp, nấu thành súp, ăn thường xuyên hoặc mỗi 2-3 ngày dùng một lần. Dùng trong trường hợp sốt nóng, ho khan, suy nhược cơ thể, tiểu đường.
Cháo hoặc cơm tiểu mạch: sử dụng thành phần gồm mì hạt đã xát vỏ , ngâm nước cho thật sạch, nấu thành cháo hoặc cơm. Dùng cho trường hợp các bệnh nhân bị sốt nóng, khát nước, người bệnh tiểu đường có thể sử dụng nhưng nên dùng với liều lượng hợp lý
Bột đậu xanh: 200 g đậu xanh, thêm nước, nấu chín kỹ, lọc qua một cái xô vải để lấy nước, uống vào buổi sáng, mỗi lần 1 chén. Đối với bệnh nhân tiểu đường.

Một số thực phẩm mà người tiểu đường nên bổ sung
Dưới đây là một số loại thực phẩm chứa tinh bột mà người bệnh được khuyến khích ăn.
- Bánh mì ngũ cốc nguyên hạt: Với lượng chất xơ cao, và có lượng carbohydrate thấp. Đây là loại thực phẩm Hiệp hội Đái Tháo đường Hoa Kỳ khuyến khích nên ăn.
- Gạo lứt: Chứa hàm lượng chất xơ đáng kể giúp làm chậm quá trình chuyển hóa glucose vào máu.
- Trái cây: Giàu vitamin, chất xơ và chúng là thực phẩm lành mạnh cho bất kỳ chế độ ăn kiêng nào. Nhưng có nhiều loại có thể làm tăng lượng đường trong máu nhiều hơn các loại trái cây khác như: chuối, nho…nên người mắc tiểu đường nên hạn chế. Những loại quả tốt cho người tiểu đường thường được khuyến khích là quả việt quất, các loại quả mọng có lượng đường thấp hơn.
- Sữa và sữa chua
- Các loại đậu (đỗ)

Trên đây là giải đáp cho câu hỏi: “Bệnh tiểu đường ăn cháo được không?”. Chìa khóa cho chế độ ăn uống tiểu đường là quản lý khẩu phần ăn, phải luôn luôn ghi nhớ “người bệnh tiểu đường cần bao nhiêu tinh bột” và làm việc với chuyên gia dinh dưỡng của mình để kiểm soát tốt bệnh tiểu đường.
Đồng thời, để đảm bảo đường huyết không tăng đột ngột do dung nạp các thực phẩm tinh bột như cháo, người bệnh nên sử dụng thực phẩm hỗ trợ bảo vệ sức khoẻ có tác dụng làm chậm chuyển hoá tinh bột thành đường để tránh làm tăng đường huyết đột ngột, ảnh hưởng đến tính mạng. Đây cũng là một trong những cơ chế của sản phẩm Glu Metaherb với các thành phần 100% từ thảo dược tự nhiên như dây thìa canh, hoài sơn, neem Ấn Độ,…giúp hỗ trợ điều trị hiệu quả bệnh tiểu đường mà không gây ra các tác dụng phụ.
Lý do Glu Metaherb có thể làm chậm quá trình chuyển hoá tinh bột là do trong thành phần dây thìa canh có chứa Acid Gymnemic giúp kích thích sản xuất ra 1 loại hormon chịu trách nhiệm chuyển hóa đường ở tuyến tụy. Chính vì vậy, chúng làm tăng khả năng bài tiết in su lin, làm chậm lại quá trình hấp thu glucose ở ruột. Đồng thời, dây thìa canh chứa các hoạt chất có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm nên rất tốt cho bệnh nhân tiểu đường.
Mọi thông tin, thắc mắc, vui lòng để lại bình luận bên dưới bài viết, các chuyên gia của Metaherb sẽ phản hồi một cách sớm nhất.
Có thể bạn quan tâm
Được tư vấn bởi Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam
Được Bộ Y Tế cấp phép lưu hành. GPXNCB: 42681/2017/ATTP-XNCB
Thành phần được bào chế 100% từ thảo dược thiên nhiên
Làm chậm quá trình chuyển hoá tinh bột thành đường
Ứng dụng công nghệ cao giúp hấp thụ các dược liệu vào máu nhanh hơn
Hiệu quả lâu dài, không gây tác dụng phụ, biến chứng
Không cần ăn kiêng nghiêm ngặt
Chuyên gia tư vấn 24/7, Dược sĩ chăm sóc trong quá trình sử dụng

Glu Metaherb 60 viên giá: 560.000đ
cám ơn bài viết từ kênh ạ,bố em bị tiểu đường từ lâu nên việc ăn uống rất là kiêng kem,mà trên mạng rất ít thông tin về chế độ ăn cho người tiểu đường một cách chính xác,Vậy nên mọi người nên thường xuyên đọc cac bài viết về các lưu ý khi sử dụng các thực phẩm tinh bột để có được một chế độ ăn phù hợp cho người thân của mình nhé