Người bệnh gút nên ăn gì? 5 thực phẩm giúp giảm đau, sưng cho người bệnh
Một chế độ ăn uống cân bằng chất dinh dưỡng, đảm bảo cung cấp đủ dưỡng chất cần thiết cho hệ xương khớp sẽ giúp người bệnh gout (gút) giảm đau và kiểm soát tốt sự tiến triển của bệnh. Vậy người bị bệnh gút nên ăn gì? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu nhé!
Người bệnh gút nên ăn gì?
Việc tăng cường thực phẩm có chứa nhiều chất xơ, vitamin C cần thiết cho hệ xương khớp và cung cấp các chất chống oxy hóa, kháng viêm tự nhiên có thể coi là biện pháp cải thiện tình trạng bệnh gout cực kỳ hiệu quả.

1. Tăng cường nhiều loại rau củ
Người bị bệnh gout nên ăn nhiều rau củ quả giàu chất xơ như:
Rau cải bẹ xanh: Với thành phần chính là vitamin A, C, K, B1, B5… cùng các chất acid nicotic, abumin…rau cải bẹ xanh không chỉ cung cấp dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể, mà còn là thực phẩm giàu tính kiềm, giúp trung hòa axit uric trong cơ thể và đào thải ra ngoài bằng đường tiểu tiện.
Chính vì tác dụng hữu ích như vậy nên người bệnh gout có thể thêm rau cải bẹ xanh vào thực đơn hàng ngày của mình để vừa giúp phòng ngừa lại có thể hỗ trợ điều trị bệnh gout nhanh chóng.
Cải bắp: Là loại rau hầu như không có nhân purin, cải bắp được đông y coi là “bổ tinh tủy, lợi ngũ tạng lục phủ, lợi quan tiết (có ích cho khớp), thông kinh hoạt lạc”. Đây là thực phẩm rất tốt cho người mắc bệnh gout.
Rau cần: Vốn là loại thực phẩm giàu hàm lượng vitamin và khoáng chất, có tính mát, rau cần còn có thành phần dinh dưỡng không chứa nhân purin nên với những người bị gout cấp tính có thể ăn loại rau này hàng ngày bằng cách nấu canh, xay làm nước uống mà không lo tăng axit uric.
Bí xanh: Chứa rất ít nhân purin, bí xanh có tính kiềm, nhiều nước và có khả năng thải trừ axit uric qua đường tiết niệu rất tốt. Vì vậy, người bệnh gout có thể sử dụng đều đặn loại thực phẩm này hàng ngày sẽ góp phần giảm axit uric, tăng sức đề kháng và thanh lọc cơ thể hiệu quả.
2. Bổ sung đa dạng các loại trái cây
Nếu còn băn khoăn bệnh gút nên ăn gì thì trái cây cũng chính là gợi ý hoàn hảo. Bên cạnh việc cung cấp nhiều vitamin, khoáng chất từ rau xanh, người mắc bệnh gout cũng nên bổ sung nhiều dưỡng chất thiết yếu từ các loại quả như:

- Dưa hấu: Là một loại quả đứng hàng đầu trong danh sách thực phẩm tốt đối với những người bị bệnh gout cấp tính, dưa hấu không chứa nhân purin, lại chứa nhiều muối kali và nước có tác dụng thanh nhiệt, giải khát và lợi tiểu.
- Táo, lê: Chứa nhiều nước, muối kali và đặc biệt không chứa nhân purin, táo và lê là hai loại trái cây rất tốt cho người bệnh gout.
- Chuối: Theo nghiên cứu, chuối là loại thực phẩm bổ sung hàm lượng lớn kali, có khả năng chuyển hóa và đào thải axit uric ra ngoài thông qua đường nước tiểu. Bên cạnh đó, chuối còn chứa axit folic, giúp phục hồi mô sụn dưới khớp. Vì vậy, người bệnh gout ăn chuối thường xuyên sẽ có thể ngăn tạo axit uric mới và hạn chế tối đa sự tái phát của các cơn gút cấp.
- Nho: Chỉ chứa 17ml axit uric /100gr, Nho là loại quả rất tốt cho người bệnh gout bởi có tính kiềm, chứa nhiều nước và đặc biệt không chứa nhân purin. Do đó, người bệnh gout có thể yên tâm khi bổ sung loại trái cây này vào chế độ dinh dưỡng hàng ngày của mình.
- Bưởi: Được biết đến là loại quả chứa nhiều kali, có tác dụng đào thải muối urat qua đường nước tiểu, bưởi cũng là một trong những loại trái cây được ưa chuộng với người bệnh gout. Ngoài ra, bưởi còn có tác dụng giảm tình trạng viêm do chứa hàm lượng lớn Vitamin C.
Ngoài các loại trái cây nêu trên, người bệnh gout cũng có thể sử dụng các loại quả bổ sung vitamin C như: cam, quýt, đào, mơ, hạt dẻ, …
3. Thực phẩm từ sữa ít béo
Người bệnh gout nên chọn ăn các thực phẩm từ sữa ít béo, với hàm lượng chất béo dưới 1% như sữa chua, phô mai ít béo. Các thực phẩm này có tác dụng tốt trong việc giúp lợi tiểu và nhanh chóng đào thải lượng axit uric ra ngoài.
4. Ngũ cốc nguyên hạt
Người bệnh gout có thể sử dụng một số loại thực phẩm giàu tinh bột chứa ít nhân purin như: yến mạch, gạo lứt, lúa mạnh,… và các loại hạt đậu như đậu nành, đậu đỏ,… Đây là nhóm thực phẩm tốt và gợi ý cho câu hỏi bệnh gút nên ăn gì mà nhiều người đang thắc mắc.
5. Uống nhiều nước
Với người bệnh gout nên đều đặn uống 3-5 lít nước mỗi ngày để giúp hạn chế sự ứ đọng của tinh thể muối urat trong thận. Theo đó, người bệnh có thể sử dụng các loại nước tốt cho sức khỏe như:
- Nước lọc: Người bị bệnh gout nên nên uống ít nhất 8 cốc nước lọc mỗi ngày để tăng cường thải axit uric qua nước tiểu. Tuy nhiên, người bệnh gout nên hạn chế uống nhiều nước buổi tối để tránh đi tiểu đêm gây ảnh hưởng đến giấc ngủ.
- Nước chanh: Chanh là loại trái cây tự nhiên chứa nhiều Vitamin C có tác dụng tăng khả năng hấp thu và đào thải lượng axit uric trong thận, chống viêm ở thận khi thực hiện chức năng trao đổi chất trong cơ thể. Vì vậy, người bệnh gout có thể dùng chanh để giảm axit uric trong máu, tuy nhiên nên dùng với một lượng vừa phải.
Gợi ý chế độ dinh dưỡng hợp lý cho người bệnh gout
Với người bệnh gout, chế độ dinh dưỡng hàng ngày cần tuân theo quy tắc sau:
- Cần đan xen nhiều loại thực phẩm trong thực đơn hàng ngày, và đặc biệt hạn chế đạm.
- Chọn thực phẩm ít nhân purin (ngũ cốc, đường, trứng, sữa, pho mát). Không nên ăn các loại nước dùng thịt, cá, xương, hầm.
- Có thể ăn đa dạng các loại rau củ quả (trừ những loại trong danh sách cần kiêng)
- Luôn cung cấp đủ nước cho cơ thể
Trên thực tế, việc cân bằng chế độ dinh dưỡng khoa học, hợp lý sẽ giúp quá trình điều trị gout của người bệnh đạt hiệu quả cao. Qua một số gợi ý bệnh gút nên ăn gì, hy vọng bài viết sẽ giúp người bệnh có nhiều sự lựa chọn hơn cho thực đơn hàng ngày của mình mà vẫn đảm bảo đủ dinh dưỡng và giảm nồng độ axit uric một cách đáng kể.
Nếu còn băn khoăn, thắc mắc cần giải đáp, hãy để lại bình luận hoặc liên hệ chuyên gia Metaherb để được tư vấn chi tiết!
Có thể bạn quan tâm
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!