Bệnh gút có ăn được trứng gà không? Ăn bao nhiêu là đủ?
Trứng gà là loại thực phẩm chứa nhiều đạm, protein và các chất béo khác. Vì vậy, không ít người thắc mắc rằng, liệu bệnh gút có ăn được trứng gà không? Nếu có thì nên ăn như thế nào để tránh bệnh tình tăng nặng? Để hiểu rõ hơn điều này, bạn nên tham khảo gợi ý từ chuyên gia trong bài viết dưới đây.
Giá trị dinh dưỡng của trứng gà
Trứng gà là thực phẩm có tỷ lệ dinh dưỡng rất cân đối, gồm hai thành phần chính là: lòng trắng và lòng đỏ. Trong đó, lòng đỏ có chứa hàm lượng dinh dưỡng cao với 13,6% chất đạm, 26,9% chất béo và 1,6% khoáng chất. Lòng trắng có ít chất dinh dưỡng hơn với 10,3g protein và 19mg canxi.

Theo nghiên cứu, trứng gà chứa hầu hết là các loại vitamin nhóm B từ B1 – B12 gồm choline, biotin và axit folic có tác dụng bảo vệ tim mạch và giảm viêm khớp do bệnh gout rất tốt. Đặc biệt, trứng gà còn chứa axit béo omega 3 có khả năng giảm đau và cứng khớp cho người bệnh gout.
Ngoài ra, trứng gà cũng chứa nhiều khoáng chất thiết yếu khác như kẽm, đồng, sắt, selen, photpho, … giúp cung cấp nhiều năng lượng cho cơ thể và phòng ngừa hiệu quả các bệnh tim mạch, mỡ máu, tăng cường trí nhớ và thị lực, …
Bệnh gút có ăn được trứng gà không?
Mặc dù là loại thực phẩm giàu protein nhưng trứng gà lại chứa lượng purin ở mức vừa phải. Bên cạnh đó, nhờ chứa các dưỡng chất axit béo omega 3, các vitamin B thiết yếu (Choline, Biotin, Axit Folic, …) nên trứng gà có công dụng làm giảm viêm và giảm sưng tấy ở các ổ khớp rõ rệt, giúp lưu thông mạch máu tốt.

Với những công dụng tuyệt vời trên, các chuyên gia vẫn khuyến nghị người bệnh gout nên bổ sung thêm trứng gà vào thực đơn dinh dưỡng của mình. Đây là thực phẩm gợi ý trong chế độ ăn uống cho bệnh nhân gout nói riêng và nhiều người nói chung. Tuy nhiên, người bệnh cũng chỉ nên ăn trứng với lượng vừa phải, không nên sử dụng quá nhiều sẽ gây ảnh hưởng tới sức khỏe.
Người bệnh gout ăn trứng bao nhiêu là hợp lý?
Vẫn biết trứng gà cung cấp cho cơ thể đầy đủ các dưỡng chất thiết yếu, tuy nhiên người bệnh gout cũng chỉ nên ăn 1 quả trứng/ ngày và không ăn quá 4 quả trứng/ tuần. Cách tốt nhất là người bệnh gout nên ăn lòng trắng trứng, hạn chế ăn cả quả.
Về cách chế biến, thay vì chiên rán trứng, người bệnh gout nên lựa chọn cách làm đơn giản hơn là luộc chín. Đây là cách chế biến an toàn, đảm bảo giữ trọn vẹn hàm lượng dinh dưỡng trong trứng và hạn chế lượng chất béo, ngăn ngừa sự tích tụ axit uric.
Ngoài ra, để thay đổi khẩu vị cho bữa ăn hàng ngày, người bệnh gout cũng thể ăn trứng kèm món salad rau xanh.
Lưu ý khi người bệnh gout ăn trứng gà
Nhằm kiểm soát tốt lượng purin nạp vào cơ thể, tránh việc tăng axit uric gây ra các cơn gout cấp, khi ăn trứng gà người bệnh gout cần lưu ý một số vấn đề dưới đây:

- Hạn chế ăn các loại thực phẩm giàu đạm và purin như giá đỗ, măng tây, nấm, …
- Hạn chế ăn các loại hải sản (tôm, cua, ghẹ, cá mòi, …), thịt đỏ (thịt bò, thịt chó, dê, …), nội tạng động vật (tim, gan, phổi, dạ dày, …)
- Trong bữa cơm nếu ăn trứng gà thì không nên ăn các loại thực phẩm nhiều đạm như thịt, cá.
- Hạn chế sử dụng rượu bia và các chất kích thích như café, thuốc lá, …
- Người bệnh gout nên ăn các loại rau củ có màu xanh đậm như cải bẹ xanh, cải bắp, rau cần, bí xanh để cung cấp nhiều chất xơ, trung hòa axit uric và tăng đào thải ra ngoài cơ thể.
- Người bệnh gout nên uống 3-5 lít nước mỗi ngày nhằm tăng bài tiết axit uric, hạn chế sự lắng đọng tinh thể muối urat.
Bên cạnh đó, người bệnh cần lưu ý kết hợp luyện tập các bài tập thể dục vừa sức như đi bộ, bơi, cầu lông, đạp xe,… để nâng cao sức khỏe. Đồng thời, duy trì tâm trạng lạc quan, vui vẻ, thoải mái sẽ giúp quá trình điều trị bệnh đạt hiệu quả tốt hơn.
Hi vọng qua bài viết, người bệnh gout đã có câu trả lời thỏa đáng để yên tâm bổ sung trứng gà vào thực đơn dinh dưỡng sao cho điều độ và hợp lý. Nếu có bất cứ băn khoăn nào cần giải đáp, hãy để lại bình luận hoặc liên hệ chuyên gia Metaherb để được tư vấn chi tiết!
Có thể bạn quan tâm
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!