Người bệnh gút có ăn được rong biển không?
Mặc dù rong biển được xem là thực phẩm giàu giá trị dinh dưỡng nhưng theo một số đánh giá y khoa. Tuy nhiên, không phải đối tượng nào cũng thích hợp sử dụng, đặc biệt là người bệnh gút. Vậy, người bệnh gút có ăn được rong biển không? Lời giải đáp chi tiết sẽ có trong bài viết.
Chế độ ăn uống là một trong những tác nhân trực tiếp dẫn đến bệnh gút. Vì thế, để giảm nguy cơ làm tăng acid uric trong máu từ thực phẩm, người bệnh cần điều chỉnh chế độ dinh dưỡng sao cho khoa học. Việc tìm hiểu những loại thực phẩm nên hoặc không nên ăn hằng ngày rất quan trọng đối với người bệnh gút. Vậy người bệnh gút có ăn được rong biển không? Đây là vấn đề được nhiều người bệnh quan tâm.
Hàm lượng dinh dưỡng có trong rong biển
Rong biển rất giàu chất xơ và là thực phẩm có tính kiềm với sự cân bằng khoáng chất tuyệt vời. Người dân Nhật Bản đã sử dụng rong biển làm thực phẩm từ rất lâu đời. Đây cũng là yếu tố giúp cho sức khỏe và tuổi thọ của họ cao hơn người dân nước khác.
– Các yếu tố đa lượng gồm có: sodium, calcium (can xi), magnesium (magie), potassium, chlorine, sulfur và phosphorus (phốt pho).
-Các yếu tố vi lượng gồm có: iodine (i ốt), iron, zinc, copper, selenium, molybdenum, fluoride, manganese, boron, nickel và cobalt.

Trong đó, yếu tố khoáng chất iodine (i ốt) được nhiều người quan tâm hơn cả bởi iodine là chất khoáng cần thiết cho cơ thể. Nó có ảnh hưởng tới chức năng tuyến giáp giúp quyết định trí thông minh của con người.
Chúng ta đều biết, phần lớn dân số trên thế giới nhận lượng i ốt hàng ngày vào cơ thể là không đủ. Nguyên nhân có rất nhiều như: đất đai, thực vật và động vật làm thực phẩm hàng ngày chứa lượng i ốt rất thấp. Cách giải quyết hiện tại là i ốt được thêm vào muối ăn hàng ngày để đảm bảo việc đạt được số lượng đầy đủ. Tuy nhiên, còn rất nhiều đất nước đang phát triển vẫn có sự hấp thụ lượng i ốt hàng ngày là không đủ. Việt Nam ta đang nằm trong số đó.
Theo nhiều nghiên cứu tại Nhật Bản, trong rong biển chứa hàm lượng i ốt khá cao. Trong đó, hàm lượng i ốt cao nhất được tìm thấy trên rong biển màu nâu, tiếp sau là tảo bẹ khô và tảo thạch y khô (rockweed, Fucus). Thấp hơn nữa là rong biển đỏ và xanh, khoảng 100-300 ppm trong rong biển khô. Nhưng dù vậy, rong biển khô xanh vẫn có hàm lượng i ốt cao hơn so với bất kỳ loại cây trồng nào trên đất liền.
Lượng i ốt cần thiết mỗi ngày của người trưởng thành hiện nay được khuyến cáo ở mức 150 μg/ngày, có thể được cung cấp đủ bởi một lượng rất nhỏ rong biển. Trong một gam rong biển nâu khô cung cấp từ 500-8,000 μg i ốt và rong biển xanh, đỏ cung cấp 100-300 μg trong một gam riêng biệt.
Tiếp theo là hàm lượng can xi của rong biển là khoảng 4-7% khi ở rạng khô. Được biết, một gram rong biển khô cung cấp 70 mg can xi. Lượng can xi trong tảo biển cao hơn nhiều lần trong sữa.
Protein cũng là một chất dinh dưỡng thiết yếu cho cơ thể, trong mỗi loại rong biển cũng có hàm lượng protein khác nhau. Trong tảo nâu khô có hàm lượng protein khoảng 5-11%, trong tảo đỏ khô khoảng 30-40%. Tảo xanh khô chứa khoảng 20% protein. Hàm lượng protein cao nhất phải kể đến là Spirulina, là một loài tảo nhỏ, nó chứa khoảng 70% protein.
Rong biển còn chứa một số loại vitamin có lợi cho cơ thể như: carotenes(provitamin A), vitamin C, B12, có rất ít chất mỡ…

Bệnh gút có ăn được rong biển không?
Trong cuộc phỏng vấn và trả lời báo chí mới đây, đại diện Viện nghiên cứu bệnh gút cho biết, chính sự rối loạn chuyển hóa purin trong cơ thể là tác nhân hàng đầu gây nên bệnh gút. Thông thường, lượng purin được hấp thu sẽ chuyển hóa thành các acid uric ở trạng thái cân bằng để tham gia vào quá trình chống oxy hóa.
Tuy nhiên, khi hàm lượng dinh dưỡng bị mất cân bằng hoặc bệnh nhân gặp phải một số vấn đề như mắc bệnh vẩy nến diện rộng, thiếu máu huyết tán thì hàm lượng axit uric trong máu được kích thích sản sinh quá mức nhưng lại không được đào thải đúng cách. Kết hợp với một số yếu tố như nồng độ pH, thân nhiệt, nhiệt độ môi trường mà các acid uric có thể dẫn đến kết tủa, hình thành nên các tinh thể muối urate tại một số bộ phận hoặc cơ quan và gây cản trở hoạt động.
Qua đó có thể nói, chế độ dinh dưỡng đóng vai trò rất quan trọng đối với người mắc bệnh gút. Nhưng khi nhắc đến vấn đề “rong biển có ảnh hưởng gì đến người bị bệnh gút hay không?”, các chuyên gia cũng khẳng định là không. Người bị bệnh gút hoàn toàn có thể sử dụng một lượng vừa đủ rong biển để cải thiện thực đơn của mình. Bởi vì, rong biển là một loại thực vật có chứa hàm lượng khoáng chất, vitamin rất cần thiết đối với cơ thể, đặc biệt là đối với người mắc bệnh gút.
Người ta còn tìm thấy độ pH của rong biển rất cao, > 14 lần so với các loại thực phẩm giàu tính kiềm như trà atiso, bí đao, dưa hấu, củ cải,… Hơn nữa, rong biển còn có tính diệt khuẩn, kháng viêm, lưu thông máu và khả năng bài trừ độc tố cơ thể, chính vì vậy nó được xem là thực phẩm không thể thiếu trong thực đơn của người bị bệnh gút. Nhưng cần phải biết cách sử dụng rong biển để có thể ngăn ngừa bệnh gút phát triển.

Những điều cần lưu ý khi sử dụng rong biển cho người bị bệnh gút
Bệnh nhân bị gút khi sử dụng rong biển cần chú ý đến một số vấn đề sau:
- Lựa chọn thời gian chế biến rong biển phù hợp để không làm cho rong biển quá dai hoặc quá chín.
- Việc đun nấu rong biển quá lâu cũng làm cho hàm lượng dinh dưỡng bị mất đi rất nhiều.
- Trường hợp bệnh nhân còn gặp phải một số vấn đề về tiêu hóa hoặc tuyến giáp thì tốt nhất nên tham khảo ý kiến bác sĩ về lượng rong biển có thể sử dụng.
- Lựa chọn nguồn rong biển uy tín, chất lượng để làm giảm lượng độc tố.
- Nếu sử dụng rong biển khô, bạn chỉ cần ngâm khoảng 5 phút và hạn chế ngâm quá lâu.
- Bên cạnh đó, bệnh nhân cần kết hợp cụ thể với chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lý để ngăn ngừa bệnh gút bùng phát.
- Bệnh nhân gút có thể sử dụng rong biển theo liều lượng nhất định
Những món ăn ngon từ rong biển tốt cho người bệnh Gut
Rong biển là thực phẩm có chứa nhiều chất dinh dưỡng, tốt cho cơ thể con người. Người bệnh có thể tham khảo những món ăn dưới đây:
1/ Cơm nắm rong biển
Khi xem các bộ phim Hàn Quốc chúng ta vẫn thường bắt gặp những cuộn cơm hình tam giác hoặc hình tròn được bọc xung quanh bởi những miếng rong biển khô. Hôm nay hãy thử thay đổi thực đơn với món cơm nắm được biến tấu theo tiêu chuẩn Việt Nam nhé!
- Nguyên liệu: 2 chén cơm, 3 miếng rong biển khô, 1 muỗng canh dầu ôliu, 1 muỗng cafe muối, 1 muỗng giấm, 1/2 muỗng cafe đường trắng.
- Cách làm: Cắt nhỏ 2 miếng rong biển khô, miếng còn lại cắt thành hình chữ nhật chiều ngang khoảng 2cm. Sau đó trộn rong biển cắt nhỏ với cơm, dầu ôliu, giấm, đường, muối trong tô. Đeo bao tay giấy, dùng tay nắm chặt cơm trộn rong biển thành những hình tam giác, chú ý nắm càng chặt thì cơm càng ngon. Quấn 1 lớp rong biển bên ngoài như hình dưới. Vậy là xong món cơm nắm rong biển rồi.

2/ Rong biển rang muối
Đối với những buổi tối thức khuya, không có gì thú vị hơn việc nhâm nhi món rong biển khô giòn giòn dai dai, lại có vị mằn mặn cay cay vừa ý thì thật là tuyệt vời.
- Nguyên liệu: 300gr rong biển khô (rong mứt), 2 muỗng canh mè trắng, 2 muỗng canh dầu mè, 1 muỗng cafe muối, 1 muỗng cafe ớt bột.
- Cách làm: Rong biển khô xé nhỏ, cho vào chảo cùng 2 muỗng canh dầu mè, đảo đều 1 phút. Trong 1 chảo khác, cho mè trắng vào đảo đều cho thơm. Cho hỗn hợp mè trắng, muối, ớt bột vào chảo rong biển, đảo đều cho đến khi rong biển khô lại là được. Tắt bếp, cho ra đĩa. Có thể ăn cùng với cơm hoặc bảo quản trong hộp kín dùng dần.
3/ Nước sâm rong biển
Sau một ngày làm việc mệt mỏi, nếu có được một cốc nước sâm rong biển mát lạnh thì còn gì bằng.
- Nguyên liệu: 100gr rong biển, 10gr thục địa, 5 lá dứa, 1 muỗng cafe vani, 60gr đường phèn.
- Cách làm: Rong biển rửa sạch, cho vào nồi cùng thục địa và 2 lít nước, nấu. Cho lá dứa vào cùng, đậy nắp nồi lại, nấu thêm khoảng 6 phút nữa. Lọc hỗn hợp lấy nước, để nguội, cho đường phèn và vani vào khuấy đều. Ngon hơn khi dùng lạnh.

Bên cạnh việc sử dụng món ăn ngon từ rong biển, người bệnh việc áp dụng những bài thuốc dân gian có tác dụng hạ axit uric, thanh lọc cơ thể cũng đang được áp dụng phổ biến. Mặc dù an toàn và cho hiệu quả lâu dài, song sử dụng phương pháp này, người bệnh cần phải kiên trì và kỳ công chế biến.
Bên cạnh việc sử dụng thực phẩm tốt cho sức khỏe, người bệnh nên sử dụng một số viên uống có tác dụng hỗ trợ hạ axit uric, thanh lọc cơ thể. Người bệnh có thể tham khảo những sản phẩm có chứa những vị thảo dược đặc trị như:
- Lá tía tô: Điều trị bệnh khớp, bệnh gout rất hiệu quả.
- Hy thiêm: có tác dụng bổ huyết, trừ thấp, bổ máu, giảm đau giúp điều trị hiệu quả các bệnh xương khớp, bệnh gout. Đặc biệt y học hiện đại đã nghiên cứu và tìm thấy chất đắng daturosid, orientin và 3.7 dimethylquercetin có trong cây hy thiêm giúp hạ nhanh nồng độ acid uric trong máu, rất tốt trong việc điều trị trị bệnh gút.
- Thổ phục linh: có vị ngọt, tính bình nên được ứng dụng trong điều trị bệnh phong thấp, xương khớp, giải độc cơ thể.
- Bồ công anh: chứa một lượng lớn chất terpenoid và polyphenol giúp kháng viêm, làm giảm cơn đau nhức, sưng tấy, nóng đỏ tại các khớp bị cơn gút tấn công.
Sau khi tham vấn ý kiến nhiều chuyên gia tại Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Phương Đông đã ứng dụng công nghệ chiết xuất Nano, bào chế thành công sản phẩm “GUT Metaherb“. Sản phẩm bảo vệ xương khớp dành riêng cho người bệnh Gout, được bào chế 100% thảo dược và có nhiều ưu điểm vượt trội.

Tóm lại, với thắc mắc người bị gút có uống được sữa không thì câu trả lời là có nhưng chỉ nên sử dụng các loại sữa riêng biệt được chỉ định. Tuyệt đối không nên sử dụng các loại sữa nhiều đường, giàu chất béo. Ngoài ra, nên kết hợp với chế độ dinh dưỡng, chế độ nghỉ ngơi, vận động, rèn luyện cơ thể để hỗ trợ tốt cho việc điều trị.
Nếu còn bất cứ băn khoăn gì về chế độ ăn uống và chữa bệnh, hãy nhanh chóng liên hệ trực tiếp với chuyên gia Metaherb để được giải đáp.
Người bị bệnh gút vẫn có thể sử dụng rong biển trong thực đơn hằng ngày nhưng tuyệt đối đừng nên quá lạm dụng chúng. Để khắc phục được một số triệu chứng của gút, bệnh nhân thường xuyên kiểm tra sức khỏe định kỳ và thường xuyên trao đổi với bác sĩ chuyên khoa về vấn đề mình đang gặp phải.
Có thể bạn quan tâm
Được tư vấn bởi Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam
Được Bộ Y Tế cấp phép lưu hành. GPXNCB:50107/2017/ATTP-XNCB
Đào thải axit uric máu, giảm sưng viêm tại các khớp
Dừng hẳn cơn đau Gout cấp, mạn tính
Ứng dụng công nghệ nano hiện đại
Chứa thành phần nano lá sen và vỏ đậu xanh giàu chất xơ, tăng chuyển hóa chất đạm, giảm hình thành axit uric
Được chuyên gia tư vấn 24/7, Dược sĩ chăm sóc trong quá trình sử dụng

GUT METAHERB Hộp 60 viên giá 690,000 đ
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!