Bệnh gút có ăn được ốc không?

Ốc là một loại thực phẩm được chế biến thành nhiều món ăn ngon, hấp dẫn và đa dạng.  Ốc cũng chứa nhiều thành phần dinh dưỡng, đặc biệt là đạm và canxi nên có tác dụng giải độc, thanh nhiệt, làm sáng mắt rất tốt. Tuy nhiên, bệnh gút có ăn được ốc không? Đây là băn khoăn mà không phải ai cũng nắm rõ.

Giá trị dinh dưỡng của ốc

Ốc là một loại thực phẩm có nguồn dinh dưỡng phong phú, gồm chất béo, chất đạm, canxi cùng các vitamin và khoáng chất thiết yếu cho cơ thể như vitamin E, magie, selen, …

Giá trị dinh dưỡng từ ốc cho sức khỏe
Giá trị dinh dưỡng từ ốc cho sức khỏe

Theo nghiên cứu, trong 85g ốc có chứa khoảng 212mg magie, 23,3mcg selen, khoảng 4,25mcg vitamin E, 231mg photpho đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe:

  • Hỗ trợ chuyển hóa năng lượng, giúp xương và răng chắc khỏe. Đồng thời, giúp cơ thể chống lại các bệnh loãng xương, đái tháo đường, tim mạch.
  • Cải thiện hệ nội tiết và tăng cường miễn dịch. Đặc biệt, giúp chống oxy hóa và ức chế sự hoạt động của các gốc tự do, làm giảm nguy cơ ung thư, viêm khớp, …
  • Giúp Chuyển hóa vitamin K có tác dụng tổng hợp hồng cầu và bảo vệ tế bào, ngăn ngừa bệnh đái tháo đường, tim mạch, ung bướu, …
  • Hỗ trợ cải thiện mật độ xương, tăng cường hệ xương khớp.
Ốc mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe
Ốc mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe

Mặc dù vậy, nếu chúng ta ăn nhiều ốc thì cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây hại tới sức khỏe như nhiễm giun sán, đầy bụng khó tiêu, ngộ độc hoặc dễ bị cao huyết áp, tim mạch.

Bệnh gút có ăn được ốc không?

Ốc bổ sung cho cơ thể chúng ta một lượng đạm dồi dào để cung cấp năng lượng cho cơ thể. Cũng chính vì vậy mà với người bệnh gút, ốc lại không phải loại thực phẩm nên sử dụng trong thực đơn dinh dưỡng hàng ngày của mình. Bởi một chế độ ăn nhiều đạm với nhiều nhân purin dễ làm sản sinh axit uric, gây ra các cơn đau khớp dữ dội. Nếu tình trạng này kéo dài có thể làm tích tụ và lắng đọng các tinh thể muối urat ở ổ khớp, gây nhức buốt cho người bệnh.

Người bị bệnh gút có ăn được ốc không?
Người bị bệnh gout có ăn được ốc không?

Chưa kể, cơ thể người bệnh gout vốn đã suy yếu, trong ốc lại chứa rất nhiều loại vi khuẩn ký sinh, giun sán nên việc nạp vào cơ thể loại thực phẩm này có thể khiến người bệnh bị nhiễm khuẩn, ngộ độc và gây bất lợi cho sức khỏe.

Do vậy, mặc dù là món ăn thơm ngon và hấp dẫn, song người bệnh gout cũng nên tránh xa để tránh các hệ lụy nguy hiểm tới tình trạng bệnh.

Người bệnh gout nên ăn gì?

Xây dựng một chế độ dinh dưỡng cân đối và lành mạnh được các chuyên gia y tế nhận định có ý nghĩa quyết định đến sự thành bại của quá trình điều trị bệnh gout, cũng như ngăn ngừa diễn tiến bệnh nặng hơn. Theo đó, người bệnh gout có thể tham khảo nguyên tắc dinh dưỡng sau đây:

  •     Hạn chế ăn các loại thịt đỏ như thịt bò, thịt chó, dê,… các loại hải sản (tôm, cua, cá trích, cá mòi,…), các món ăn nội tạng động vật (gan, tim, óc, trứng vịt lộn,…). Ngoài ra, nên hạn chế ăn các loại rau xanh đậm và nảy mầm như măng tây, nấm, giá đỗ, đậu phụ,… bởi chúng rất giàu đạm, chứa nhiều nhân purin, dễ gây tăng axit uric.
  •     Nên ăn các loại thịt trắng như thịt ức gà, thịt heo, … các loại cá sông (cá chép, cá trắm, cá diêu hồng, …). Lựa chọn các loại rau xanh nhiều chất xơ và các vitamin như súp lơ, rau cần, bí xanh, cải bẹ xanh,…
  •    Không nên uống rượu bia và sử dụng các chất kích thích như thuốc lá, café,…
  •    Bổ sung nhiều nước mỗi ngày, tốt nhất nên duy trì uống từ 2 – 3 lít nước/ngày
  •    Không ăn các món ăn muối chua như cà muối, dưa muối,…
Thực phẩm tá động đến bệnh gút
Thực phẩm đóng vai trò quan trọng trong điều trị gút

Cùng với đó, người bệnh gout cũng nên thường xuyên vận động, tham gia một số bài tập thể dục nhẹ nhàng hàng ngày như tập yoga, đi bộ, tenis, cầu lông, bơi lội, … giúp các khớp tăng được bôi trơn, tăng cường sự dẻo dai, tránh khô khớp, cứng khớp.

Như vậy, có thể kết luận rằng người bệnh gout không nên ăn ốc. Thay vào đó, nên chọn cho mình các loại thực phẩm chứa ít đạm và nhân purin, tích cực bồi bổ cơ thể bằng các món ăn ít đạm, giàu vitamin để cân bằng dinh dưỡng, góp phần cải thiện các cơn đau gout cũng như ngăn ngừa tốt các biến chứng nguy hiểm.

Phía trên là những giải đáp chi tiết bệnh gút có ăn được ốc không? Nếu có bất cứ băn khoăn nào cần giải đáp, hãy để lại bình luận hoặc liên hệ chuyên gia Metaherb để được tư vấn chi tiết!

Có thể bạn quan tâm

Hỏi đáp tư vấn cùng chuyên gia Gout

5/5 - (2 bình chọn)
Hoàng Vân
Chuyên khoa

Gout, Dạ dày, Tiểu đường, Sinh lý

Nơi công tác

Phòng tư vấn và chăm sóc bệnh nhân Metaherb

Nếu có một trong các biểu hiện sau cần tư vấn tôi sẽ hỗ trợ miễn phí

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hỗ trợ
Bạn cần tư vấn?