Bệnh gút có ăn được mì tôm không?

Mì tôm vốn là món ăn được nhiều người ưa chuộng sử dụng trong bữa ăn hàng ngày bởi sự tiện lợi. Tuy nhiên, người bệnh gout có chế độ ăn uống kiêng khem nghiêm ngặt. Vậy bệnh gút có ăn được mì tôm không? Cùng Metaherb tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

Mì tôm và ảnh hưởng tới sức khỏe

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, trung bình một gói mì tôm có mức năng lượng là 400 kcalo, trong đó 60% là từ chất bột mì, 40% từ chất béo, tuy nhiên lại hoàn toàn không có các khoáng chất, vitamin và chất xơ. Do đó, việc ăn mì tôm liên tục sẽ gây hại cho sức khỏe, có thể gây ra rất nhiều tác hại:

1. Gây ra suy dinh dưỡng

Theo nghiên cứu của Viện Dinh dưỡng Quốc gia, nhu cầu năng lượng hàng ngày của một người trưởng thành là 2,300 – 2,700 Kcal (với nam giới) và 2,200 – 2,300 Kcal (với nữ giới). Trong khi đó, mì tôm chứa thành phần chủ yếu là chất béo và tinh bột, không cung cấp đủ hàm lượng protein, canxi tạo ra năng lượng cho cơ thể. Vì vậy, nếu ăn mì tôm thay các loại thực phẩm khác có thể khiến cơ thể bị thiếu hụt dinh dưỡng, không đủ năng lượng để hoạt động hàng ngày.

mì tôm
Mì tôm là thực phẩm ăn liền gây nhiều ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ

2. Nguy cơ thận hư, sỏi thận

Trung bình trong một gói mì tôm có chứa khoảng 1.150 mg muối. Việc ăn nhiều muối trong một khoảng thời gian dài sẽ khiến cơ thể phải thu nạp nhiều nước, buộc thận hoạt động nhiều hơn để tăng đào thải lượng muối dư thừa ra khỏi cơ thể. Lâu dần, chức năng thận bị suy giảm sẽ gây ra chứng thận hư, thận yếu, sỏi thận.

3. Tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, loãng xương

Trong mì tôm chứa nhiều chất mỡ làm chậm quá trình oxy hóa để kéo dài mùi vị của mì tôm. Tuy nhiên, khi tiêu thụ nhiều chất này vào cơ thể sẽ dễ làm tăng nguy cơ mắc bệnh mỡ máu, bệnh tim mạch, huyết áp. Đặc biệt, mì tôm còn có một lượng lớn chất phosphate có thể làm giảm mật độ xương, gây loãng xương.

Như vậy, mì tôm có thể gây ra rất nhiều tác hại cho sức khỏe, là nguyên nhân làm gia tăng các bệnh lý về tim mạch, sỏi thận, loãng xương.

Biến chứng tim mạch bệnh gút
Bệnh gút gây ra một số biến chứng nguy hiểm đến tim mạch

Người bệnh gút có ăn được mì tôm không?

Như đã phân tích ở trên, mì tôm chứa chủ yếu là tinh bột và chất béo, nhưng lại không cung cấp đủ lượng canxi thiết yếu cho sự phát triển của hệ xương. Chưa kể, mì tôm chứa lượng muối nhất định còn làm tăng nguy cơ gây ra các bệnh về thận.

Trong khi đó, bệnh gout xảy ra có căn nguyên tới từ chức năng thận suy giảm, khi lượng axit uric không được thải trừ ra ngoài sẽ dẫn tới sự tích tụ, lắng đọng tại các ổ khớp và tạo thành các tinh thể muối urat gây đau nhức khớp. Do đó, người bệnh gout không nên ăn mì tôm để tránh ảnh hưởng xấu tới tình trạng bệnh, cũng như làm giảm hiệu quả điều trị.

bệnh gút có ăn được mì tôm không
Người bệnh gút không nên ăn mì tôm bởi chúng làm hạn chế đào thải acid uric

Chế độ ăn uống khoa học dành cho bệnh nhân gút

Dù mì tôm là món yêu thích, nhưng bệnh nhân gút nên cân nhắc khi sử dụng. Đặt mì tôm ra khỏi chế độ dinh dưỡng hàng ngày là khuyến cáo mà người mắc bệnh gút nên quan tâm. Đồng thời, coi trọng các nguyên tắc chung của một chế độ ăn uống cân bằng, lành mạnh như sau:

– Về giảm cân:

Giảm cân có thể hỗ trợ giảm nguy cơ mắc bệnh gút. Vì vậy, nhiều nghiên cứu cho thấy, giảm lượng calo và giảm cân có thể góp phần giảm nồng độ axit uric tốt hơn. Ngoài ra, giảm cân cũng là cách giúp giảm bớt áp lực lên toàn bộ khớp trên cơ thể.

– Về bổ sung tinh bột:

Tinh bột là thành phần chính trong khẩu phần ăn hàng ngày của người Việt không thể bỏ. Nhưng nên chọn cách bổ sung tinh bột từ các nguồn lành mạnh như ngũ cốc nguyên hạt thay vì ăn các loại như bánh mì trắng,…

Xây dựng chế độ ăn cho người bệnh gút
Người bệnh gút nên xây dựng một chế độ ăn kiêng hợp lý

– Về bổ sung nước:

Nước là thành phần không thể thiếu với cơ thể, đặc biệt là với bệnh nhân gút. Cung cấp 2 – 2,5 lít nước mỗi ngày là con số nên đạt tới của người bị bệnh gút.

– Về bổ sung chất béo: Cơ thể cần chất béo, nhưng nên cắt giảm bớt chất béo bão hòa từ các loại thịt đỏ, thịt gia cầm béo và các loại sữa có hàm lượng chất béo cao

– Về các sản phẩm hỗ trợ giảm triệu chứng bệnh gút:

Tuy không liên quan trực tiếp đến chế độ dinh dưỡng, nhưng các vị thuốc nam và các vị thuốc quý của Y học cổ truyền lại có ý nghĩa quan trọng đối với bệnh nhân gút. Các vị thuốc có thể kể đến như Hy Thiêm, Thổ Phục Linh, Bồ Công Anh,…đều có tác dụng hỗ trợ trị gút hiệu quả. Người bệnh có thể sử dụng thực phẩm hỗ trợ điều trị bệnh được chiết xuất từ các loại cây này.

Trên đây là giải đáp của Metaherb về vấn đề: “Người bệnh gút có ăn được mì tôm không”. Mì tôm không những không tốt cho người bệnh gút mà còn ảnh hưởng đến sức khoẻ. Nếu còn thắc mắc, vui lòng để lại bình luận bên dưới bài viết, các dược sĩ của Metaherb sẽ phản hồi một cách sớm nhất.

Có thể bạn quan tâm

5/5 - (1 bình chọn)
Hoàng Vân
Chuyên khoa

Gout, Dạ dày, Tiểu đường, Sinh lý

Nơi công tác

Phòng tư vấn và chăm sóc bệnh nhân Metaherb

Nếu có một trong các biểu hiện sau cần tư vấn tôi sẽ hỗ trợ miễn phí

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hỗ trợ
Bạn cần tư vấn?