Người bệnh gút có ăn được lạc không?
Người bệnh gút cần lựa chọn những thực phẩm có hàm lượng purin thấp để tránh các cơn đau gút cấp và sự xuất hiện của cục tophi tại khớp. Vậy chỉ số purin của lạc (đậu phộng) là bao nhiêu? Người bệnh gút có ăn được lạc không? Cùng Metaherb tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Người bệnh gút có ăn được lạc không?
Gút (gout) là bệnh xương khớp khá phổ biến ở nam giới độ tuổi trung niên và đang có xu hướng trẻ hóa ở những người trẻ tuổi cho chế độ ăn uống và sinh hoạt thiếu khoa học. Căn bệnh này được hình thành do các tinh thể axit uric dư thừa tích tụ trong các xương khớp, đặc biệt là các khớp ngón chân, ngón tay, đầu gối, bàn chân,… Khi lượng tinh thể này quá nhiều có khả năng gây viêm và sưng trong các mô xương khớp.
Ngoài việc điều trị bệnh gút bằng các thuốc kê đơn thì chế độ ăn uống cũng được các chuyên gia khuyên cáo để đẩy lùi các triệu chứng do căn bệnh này gây ra, đồng thời ngăn chặn các trường hợp rủi ro có thể xảy ra.
Chế độ ăn cho người bệnh gút
Với các đối tượng bị bệnh gút, các chuyên gia dinh dưỡng đưa ra một số lời khuyên trong việc lựa chọn và sử dụng thực phẩm hằng ngày. Đặc biệt là các loại thực phẩm có chứa hàm lượng purin trên 150mg/ 100g không được khuyến khích sử dụng. Bởi Purin là chất xúc tác khiến hàm lượng axit uric trong máu tăng cao và dẫn đến tình trạng viêm, sưng khớp, không tốt cho người bị bệnh gút, đồng thời làm yếu chức năng gan thận.

Bên cạnh đó, khi lượng axit uric tăng cao sẽ bị lắng đọng thành các tinh thể bao quang các mô sụn, mô khớp, lâu ngày khiến cho bệnh gút càng trở nặng, người bệnh phải chịu nhiều đau đớn. Sau đó, với sự xuất hiện của các hạt tophi có thể gây biến dạng xương khớp, tạo ra nhiều khó khăn hơn trong việc điều trị bệnh gút.
Theo báo cáo gần đây cho biết, đậu phộng được xếp vào nhóm thực phẩm có chứa hàm lượng purin ở mức trung bình với 79mg/ 100g. Do đó, người bệnh gút vẫn có thể sử dụng đậu phộng hoặc các thực phẩm bào chế từ chúng trong bữa ăn hằng ngày mà không gây ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như không khiến cho bệnh tình bị xấu đi. Tuy nhiên, người bệnh gút vẫn cần tuân thủ một số chế độ ăn uống và không nên sử dụng quá nhiều.
Các lưu ý khi sử dụng lạc
Dù các kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng lạc không ảnh hưởng đến người bị gút. Thế nhưng người bệnh vẫn không được chủ quan trong quá trình chế biến và ăn lạc hàng ngày.
Các vấn đề cần phải biết gồm:
- Không ăn quá 100g lạc/ ngày: Dù hàm lượng purin trong lạc nằm ở thấp – trung bình. Thế nhưng những thành phần giàu béo, giàu protein của lạc vẫn có thể ảnh hưởng ít nhiều đến các triệu chứng gút.
- Không ăn lạc cũ, mốc: các hạt lạc bị nhiễm nấm đen sẽ xuất hiện độc tố tên aflatoxin. Chúng sẽ gây ra tình trạng ngộ độc, nặng hơn là nhiễm độc thần kinh, tổn thương thận và ảnh hưởng chức năng gan, làm tăng men gan.
- Không ăn lạc mọc mầm: các mầm đậu nảy trên mình hạt lạc là loại kịch độc, có thể gây ra ung thư và tình trạng ói mửa, co giật khi ăn phải.
- Không ăn lạc khi có các vấn đề về sức khỏe: nếu đang mắc các bệnh về đường hô hấp, nên hạn chế không ăn lạc để tránh tình trạng dầu đậu gây ngứa rát hô hấp.
- Hỏi ý kiến bác sĩ: trong nhiều trường hợp, các bác sĩ vẫn không khuyến khích người bị bệnh gút ăn lạc. Tùy vào tình trạng và mức độ bệnh mà các bác sĩ sẽ đưa ra hướng dẫn cho bạn về việc có nên thêm lạc vào khẩu phần ăn hằng ngày hay không.

Ngoài ra người bệnh cần lưu ý rằng không nên ăn quá nhiều bất kỳ loại thực phẩm nào trong suốt thực đơn dinh dưỡng cá nhân. Thay vào đó thực đơn phải hướng đến sự cân bằng, hài hòa giữa các nhóm chất để giúp hồi phục sức khỏe một cách tốt hơn. Song song đó người bệnh gút phải kết hợp thêm vận động, uống thuốc và rèn luyện theo phác đồ điều trị cụ thể, khoa học để có thể giảm đi các triệu chứng chứng gút gây ra.
Đặc biệt, việc sử dụng thực phẩm bảo vệ sức khỏe, hỗ trợ điều trị gout mà người bệnh nên tham khảo. Trong số nhiều sản phẩm trên thị trường thì Gut Metaherb với thành phần thảo dược tự nhiên được bào chế theo công nghệ nano giúp tăng khả năng hấp thu lên 95% giúp người bệnh cải thiện triệu chứng, giảm sưng viêm và hỗ trợ điều trị gout hiệu quả. Đây là sản phẩm đang được nhiều người bệnh tìm kiếm.
Tóm lại, người bị bệnh gút hoàn toàn có thể sử dụng lạc hoặc các món ăn được chế biến từ loại nguyên liệu này. Tuy nhiên, chỉ nên sử dụng với liều lượng vừa đủ. Nếu còn thắc về: “Người bệnh gút có ăn được lạc không”, vui lòng để lại bình luận bên dưới bài viết, các dược sĩ của Metaherb sẽ phản hồi một cách sớm nhất.
Có thể bạn quan tâm
Được tư vấn bởi Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam
Được Bộ Y Tế cấp phép lưu hành. GPXNCB:50107/2017/ATTP-XNCB
Thành phần được bào chế từ thảo dược thiên nhiên
Ứng dụng công nghệ nano giúp tăng khả năng hấp thu lên 95%
Hỗ trợ đào thải axit uric máu, giảm sưng viêm tại các khớp
Dừng hẳn cơn đau Gout cấp, mạn tính
Được chuyên gia tư vấn 24/7, Dược sĩ chăm sóc trong quá trình sử dụng

Gut Metaherb hộp 60 viên giá 690,000 đ
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!