Bệnh gút có ăn được đậu phụ không? Hướng dẫn cách chế biến món ngon từ đậu phụ
Đậu phụ là sản phẩm được làm từ đậu nành có chứa nhiều protein có khả năng tạo ra đạm. Tuy nhiên, các chuyên gia dinh dưỡng vấn khuyến cáo người bệnh gout cần hạn chế sử dụng các thực phẩm có hàm lượng đạm cao vì rất làm tăng nồng độ axit uric. Vậy người bệnh gút có ăn được đậu phụ không? Câu trả lời sẽ được làm rõ trong nội dung dưới đây.
Giá trị dinh dưỡng của đậu phụ
Đậu phụ là món ăn quen thuộc đối với nhiều gia đình. Thực phẩm này thuộc nhóm thực phẩm có nguồn gốc thực vật, chứa các thành phần dinh dưỡng gồm protein, chất béo, canxi, carbonhydrat,… cùng các vitamin và khoáng chất thiết yếu cho cơ thể.

Theo nghiên cứu, trong 100gam đậu nành có chứa 36,49gam protein, 76kcal, 42% lượng sắt và 35% canxi. Đặc biệt, với hàm lượng lớn vitamin D, omega 3 và các chất béo, đậu phụ còn giúp hỗ trợ phòng ngừa và cải thiện tốt các bệnh lý tiểu đường, tim mạch,… Có thể nói giá trị dinh dưỡng của đậu phụ tương đối lớn. Tuy nhiên không phải ai cũng thích hợp sử dụng thực phẩm này.
Bệnh gút có ăn được đậu phụ không?
Đậu phụ là loại thực phẩm chứa nhiều protein, có thể chuyển hóa và tạo ra đạm chứa nhiều purin – chất xúc tác làm tăng nồng độ axit uric. Khi nồng độ axit uric quá cao, thận phải hoạt động liên tục dẫn đến quá tải không đào thải được hết ra khỏi cơ thể, axit uric bị lắng đọng và tích tụ làm hình thành các tinh thể muối urat ở ổ khớp gây viêm sưng và gây ra các cơn đau gout. Tình trạng này kéo dài sẽ khiến chức năng thận bị suy giảm, dẫn tới viêm thận, suy thận. Tuy nhiên, một số nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, hàm lượng protein trong đậu phụ là nguồn đạm từ thực vật nên không gây ảnh hưởng đến bệnh gut.

Thế nhưng, việc ăn nhiều đậu phụ trong thời gian dài cũng ảnh hưởng không tốt đến hệ tiêu hóa, dễ gây chướng bụng, khó tiêu, … Chưa kể, nếu ăn quá nhiều đậu phụ còn gây ra tình trạng thiếu i-ốt do chất saponin trong đậu phụ có khả năng thúc đẩy sự bài tiết i-ốt trong cơ thể.
Như vậy, có thể nói người bệnh gout vẫn có thể ăn đậu phụ, nhưng nên ăn với lượng vừa phải, đặc biệt với những người cao tuổi bị gout và mắc thêm các bệnh lý liên quan tới thận, xơ vữa động mạch, người bị suy giảm sinh lý nam thì nên hạn chế để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe.
Chế biến đậu phụ đúng cách cho người bệnh gout
Mặc dù người bị bệnh gout có thể sử dụng đậu phụ trong bữa ăn hàng ngày của mình với một lượng vừa phải, song người bệnh cần nắm được cách chế biến đậu phụ khoa học, đúng cách để không ảnh hưởng đến tình trạng bệnh.
- Một ngày người bệnh gout nên ăn đậu phụ dưới 200gram
- Thay vì chế biến đậu phụ bằng cách chiên rán, người bệnh gout nên dùng cách luộc hoặc hấp, nấu canh,…
- Để bổ sung thêm dưỡng chất cho cơ thể và tăng đào thải axit uric ra ngoài cơ thể, người bệnh gout có thể kết hợp đậu phụ cùng một số loại rau xanh trong bữa ăn.
- Nếu đã ăn đậu phụ thì trong bữa ăn không ăn các món khác có chứa hàm lượng purin. Đồng thời, nên hạn chế nạp vào cơ thể các loại thịt đỏ như thịt bò, thịt chó, dê,… các loại nội tạng động vật (tim, gan, dạ dày,…), các loại hải sản (tôm, cua, cá trích, cá mòi,…)
- Để vừa đỡ ngán, lại thay đổi khẩu vị, người bệnh gout có thể sử dụng các chế phẩm từ đậu phụ như đậu non, sữa đậu nành,…

Bên cạnh một chế độ ăn lành mạnh với đậu phụ, người bệnh gout cũng cần xây dựng cho mình một chế độ sinh hoạt điều độ như hạn chế thức khuya, nên đi ngủ đúng giờ và tham gia các bài tập thể dục nhẹ nhàng, vừa sức như đi bộ, tập yoga, … và uống nhiều nước mỗi ngày để tăng đào thải axit uric ra khỏi cơ thể góp phần cải thiện tình trạng đau nhức khớp.
Phía trên là những thông tin giải đáp bệnh gút có ăn được đậu phụ không? Hy vọng bài viết hữu ích cho nhiều người. Nếu còn bất cứ điều gì thắc mắc, hãy để lại bình luận hoặc liên hệ chuyên gia Metaherb để được tư vấn chi tiết!
Có thể bạn quan tâm
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!