Bệnh gút có ăn được chuối không? Hướng dẫn bài thuốc chữa bệnh từ chuối

Bên cạnh việc lựa chọn các loại thực phẩm chứa ít nhân purin, việc sử dụng các loại trái cây giàu vitamin C, E, … và có hàm lượng purin thấp có ý nghĩa đặc biệt quan trọng giúp người bệnh gout tránh tăng axit uric, hạn chế cơn đau gout tái phát. Vậy bệnh gút có ăn được chuối không? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp thắc mắc này một cách rõ ràng nhất.

Chuối và những lợi ích với sức khỏe

Chuối là loại trái cây nhiệt đới, có vị ngọt, thơm ngon bổ dưỡng với nhiều giá trị dinh dưỡng. Theo các chuyên gia, chuối có nguồn chất xơ dồi dào, một quả chuối chứa 3,5gram chất xơ giúp nhanh no, giảm năng lượng thu nạp vào cơ thể và hỗ trợ giảm cân.

Giá trị dinh dưỡng từ chuối cho sức khỏe
Giá trị dinh dưỡng từ chuối cho sức khỏe

Ngoài ra, chuối là loại thực phẩm rất giàu kali với hàm lượng lên tới 422mg kali. Đây là chất điện giải giúp tăng cường sự trao đổi điện học ở các tế bào trong cơ thể, rất tốt cho người thiếu kali trong máu, cải thiện hệ tim mạch.

Cùng với đó, chuối còn chứa rất nhiều dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể với 27g carbonhydrat, 105gr calories cùng các vitamin, chất béo và khoáng chất như biotin, vitamin C, vitamin B, canxi, … rất tốt cho các lợi khuẩn cho đường ruột giúp cải thiện hệ tiêu hóa, cân bằng cholesterol và huyết áp. Bởi vậy, chuối hiện là loại trái cây được ưa chuộng sử dụng trong thực đơn dinh dưỡng hàng ngày của nhiều người.

Bệnh gút có ăn được chuối không?

Như đã phân tích ở trên, chuối chứa rất nhiều vitamin tốt cho sức khỏe. Với người bị bệnh gut, chuối cũng là loại thực phẩm được các chuyên gia dinh dưỡng khuyên dùng bởi một số lý do sau:

Bệnh gút có ăn được chuối không?
Bệnh gút có ăn được chuối không?
  • Chuối chứa nhiều kali: Kali là một thành phần quan trọng, có thể hòa tan giúp đào thải axit uric qua đường tiết niệu. Vì vậy, sẽ giúp giảm đáng kể lượng axit uric trong máu và tăng cường bài tiết ra khỏi cơ thể, hạn chế sự lắng đọng và tích tụ gây viêm sưng khớp cho người bệnh gout.
  • Chuối giàu hàm lượng axit folic: Theo nghiên cứu, một quả chuối chứa 24mg axit folic. Đây là hoạt chất giúp làm lành các tổn thương ở mô sụn khớp và hỗ trợ phá vỡ các khối tinh thể muối urat. Do đó, chuối sẽ hỗ trợ giảm đau rõ rệt cho người bệnh gout. Chưa kể, còn giúp ngăn ngừa biến chứng xấu của bệnh gout sang nổi hạt tophi, biến dạng khớp do sự tích tụ lớn của muối urat.
  • Chuối chứa nguồn vitamin C dồi dào: Trung bình một quả chuối có chứa 10,3mg vitamin C cho hiệu quả cao trong việc kiểm soát nồng độ axit uric trong máu và tăng cường chức năng thận để đào thải axit uric ra ngoài cơ thể. Từ đó, giảm các triệu chứng bệnh gout, giảm tình trạng đau nhức khớp cho người bệnh gout nhanh chóng cũng như hạn chế nguy cơ tàn phế khớp.

Như vậy, nếu những ai còn băn khoăn bệnh gút có ăn được chuối không thì câu trả lời là có. Theo đó, nên lưu ý chọn ăn một số loại chuối như: chuối tiêu, chuối sứ, chuối ngự, …. Tuy nhiên, cũng như các loại thực phẩm khác, người bệnh cũng nên ăn chuối có chừng mực.

Một số lưu ý cho người bệnh gout khi ăn chuối

Mặc dù có nhiều lợi ích cho sức khỏe, song khi ăn chuối người bệnh gout cũng nên lưu tâm một số điều sau đây:

  • Nên ăn 2 quả chuối/ngày là lượng vừa đủ cho người bệnh gout. Việc ăn chuối quá nhiều có thể gây hại tới chức năng thận.
  • Không ăn chuối lúc đói vì có thể gây cồn ruột và ảnh hưởng tới dạ dày. Lý tưởng nhất là người bệnh gout nên ăn chuối sau bữa ăn khoảng 20 – 30 phút hoặc buổi chiều.
  • Người bệnh nên ăn chuối đã chín kỹ.
Người bệnh gút cần sử dụng chuối đúng cách
Người bệnh gút cần sử dụng chuối đúng cách

Một số bài thuốc hay từ chuối cho người bệnh gout

Cùng với việc ăn chuối trực tiếp bằng cách bỏ vỏ, người bệnh gout có thể chế biến chuối thành các món ăn đa dạng hơn để hương vị như chè chuối, sinh tố chuối, kem chuối, mứt chuối, … Bên cạnh đó, để giúp giảm cơn đau nhức khớp vừa an toàn lại cho hiệu quả cao, người bệnh cũng có thể áp dụng một số bài thuốc hay từ chuối hột ngay sau đây.

Nguyên liệu: Chuối hột 1kg, Củ ráy 1kg

Cách thực hiện: 

  • Rửa củ ráy qua nước sạch nhiều lần để trôi hết đất cát, bụi bẩn và loại bỏ phần xơ cứng bên ngoài. Khi rửa chúng ta nên dùng găng tay bảo hộ để tránh phần nhựa tiết ra từ củ ráy gây ngứa ngáy, mẩn đỏ.
  • Ngâm củ ráy khoảng 8 giờ đồng hồ hoặc để qua đêm để bỏ hết phần ngứa ở củ ráy. 
  • Rửa sạch chuối hột, thái lát mỏng và đem phơi dưới ánh nắng mặt trời
  • Bắc bếp sao vàng củ ráy và chuối hột, sau đó đổ xuống đất hạ thổ 
  • Cho toàn bộ nguyên liệu trên nghiền nhỏ thành bột mịn. Cho vào lọ thủy tinh để dùng dần.
Bài thuốc từ chuối hột và củ ráy chữa bệnh gút hiệu quả
Bài thuốc từ chuối hột và củ ráy chữa bệnh gút hiệu quả

Cách dùng như sau:

Mỗi ngày pha 2 thìa nhỏ bột với khoảng 200ml nước nóng, uống trước bữa ăn sáng và tối khoảng 30 phút.

Đây là bài thuốc hay hỗ trợ người bệnh gout trong giai đoạn nhẹ giúp lợi tiểu, đào thải độc tố ra khỏi cơ thể và cải thiện tình trạng nhức khớp rất hiệu quả. Tuy nhiên, với những trường hợp người bệnh gout đã chuyển biến nặng, nổi cục tophi thì cần phải tiến hành thăm khám và thực hiện theo chỉ định của bác sĩ để được điều trị nhanh chóng, kịp thời.

Phía trên là giải đáp bệnh gút có ăn được chuối không? Nếu còn bất cứ băn khoăn nào, bạn hãy để lại bình luận phía dưới bài viết để được chuyên gia Metaherb tư vấn chi tiết!

Có thể bạn quan tâm

 Hỏi đáp cùng chuyên gia tư vấn Gout

5/5 - (1 bình chọn)
Hoàng Vân
Chuyên khoa

Gout, Dạ dày, Tiểu đường, Sinh lý

Nơi công tác

Phòng tư vấn và chăm sóc bệnh nhân Metaherb

Nếu có một trong các biểu hiện sau cần tư vấn tôi sẽ hỗ trợ miễn phí

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hỗ trợ
Bạn cần tư vấn?