Bệnh gút (gout) ăn được cá gì? Nên chế biến như thế nào?
Cá là loại thực phẩm có hàm lượng đạm rất cao, rất dễ gây tăng axit uric nên hầu hết các loại cá đều được chuyên gia dinh dưỡng khuyên không nên sử dụng cho người bệnh gout. Tuy thế, vẫn có một số loại cá mà người bệnh có thể ăn. Vậy bệnh gút ăn được cá gì? Chúng ta cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Bệnh gút ăn được cá gì?
Theo nghiên cứu, cá chứa các nhóm vitamin A, B, D và các axit béo omega 3 giúp cung cấp năng lượng cho cơ thể, ngăn ngừa mỡ máu và tăng cường sự phát triển của mắt, não bộ. Đặc biệt, cá chứa hàm lượng đạm rất cao, với người bệnh gout nếu nạp vào cơ thể dễ làm tăng lượng purin chuyển hóa thành axit uric khiến các cơn đau gout tái phát với cường độ dữ dội hơn. Vì vậy, cá vẫn là loại thực phẩm được khuyên không nên lựa chọn trong thực đơn dinh dưỡng của người bệnh gout.

Tuy nhiên, không hẳn người bệnh phải kiêng tất cả các loại cá, mà chỉ nên kiêng các loại cá có hàm lượng purin cao (khoảng 150 – 825mg purin/100g cá) gồm các loại cá biển, cá nước mặn như cá trích, cá mòi, cá cơm, cá ngừ, … Đặc biệt, các loại cá đóng hộp cũng được cảnh báo không nên sử dụng cho người bệnh gout.
Một số loại cá nước ngọt, cá sông có hàm lượng purin ở ngưỡng an toàn (chỉ từ 50 – <150mg/100 gam cá) không gây tăng axit uric mà người bệnh gout có thể ăn là cá diêu hồng, cá rô, cá trắm, cá quả, cá chép, …
Cách chế biến cá đúng cách cho người bệnh gout
Với người bị bệnh gout, việc hạn chế chiên, rán nhiều dầu mỡ vẫn là tốt nhất. Vì vậy, người bệnh gout nên chế biến cá theo cách hấp hoặc nướng cá, hoặc cá kho vừa dễ ăn lại ít chất béo. Đồng thời, nên kết hợp ăn thêm các loại rau xanh để dễ tiêu hóa và tăng đào thải axit uric ra ngoài cơ thể.

Mặc dù người bệnh gout có thể ăn một số loại cá song các chuyên gia dinh dưỡng vấn khuyến cáo người bệnh chỉ nên ăn chừng mực là 2 bữa cá/ tuần để đảm bảo hấp thu trọn vẹn dinh dưỡng và cân bằng chỉ số axit uric ở mức ổn định.
Một số lưu ý cho người bệnh gout khi ăn cá
Bổ sung cá vào chế độ ăn uống hàng ngày để cân bằng các chất, song người bệnh gout cũng cần lưu ý một số điểm sau:
- Không nên ăn gỏi cá vì dễ bị nhiễm khuẩn, tiêu chảy
- Tuyệt đối không ăn mật cá để tránh ngộ độc, nguy hiểm tới tính mạng.
- Nếu chế biến cá chiên thì nên sử dụng dầu thực vật, dầu oliu, dầu đậu nành
- Nên lựa chọn các thực phẩm ít purin như ngũ cốc, phô mai, sữa, … và một số loại rau xanh như súp lơ xanh, cải bắp, bí xanh, …
- Không nên nêm gia vị ăn quá mặn, cay hoặc quá ngọt.

Như vậy, người bệnh gout vẫn có thể bổ sung cá nước ngọt vào khẩu phần ăn hàng ngày của mình. Tuy nhiên, người bệnh cũng cần lưu ý lựa chọn một số loại cá giàu protein nhưng có hàm lượng purin ở ngưỡng cho phép để kiểm soát tốt chỉ số axit uric, giảm sưng viêm khớp và ngăn biến chứng xấu.
Bên cạnh đó, hãy xây dựng cho bản thân chế độ sinh hoạt khoa học, tập luyện đều đặn để nâng cao sức khỏe và hỗ trợ điều trị bệnh đạt hiệu quả như ý. Hy vọng với những giải đáp bệnh gút ăn được cá gì và nên chế biến như thế nào ở phía trên sẽ hữu ích cho người bệnh.
Nếu có bất cứ băn khoăn nào cần giải đáp, hãy để lại bình luận hoặc liên hệ chuyên gia Metaherb để được tư vấn chi tiết!
Có thể bạn quan tâm
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!