Bệnh gout ăn được thịt gì? Thịt mèo, dê, bò, ếch có ăn được không?
Bệnh gout ăn được thịt gì? Các loại thịt mèo, dê, bò, ếch người bệnh gout có ăn được không? Đây là băn khoăn của rất nhiều người khi lựa chọn thực phẩm để xây dựng chế độ dinh dưỡng cho người bệnh gout. Hãy cùng tìm hiểu sâu hơn trong bài viết sau đây nhé.
Một số thắc mắc về thực phẩm cho người bệnh gout
Bệnh gout ăn được thịt mèo không?
Mèo vốn là vật nuôi gần gũi với con người bởi chúng rất hiền lành, thân thiện nên được nhiều gia đình nuôi vừa để đuổi chuột, vừa làm người bạn trong nhà. Gần đây thịt mèo đang trở thành món đặc sản hấp dẫn trong giới ẩm thực, gọi tên là “tiểu hổ”.

Theo nghiên cứu, thịt mèo rất giàu giá trị dinh dưỡng, trong đó có chứa hàm lượng đạm rất cao và nhiều nhân purin – chất xúc tác góp phần làm tăng sinh nồng độ axit uric gây tình trạng viêm đau khớp. Vì vậy, để kiểm soát chỉ số axit uric ở ngưỡng an toàn và tránh tái phát cơn đau, người bị gout cần loại bỏ thịt mèo ra khỏi thực đơn ăn uống hàng ngày của mình.
Bệnh gout ăn thịt dê được không?
Là một trong số các loại thịt đỏ có vị ngọt, giàu dưỡng chất và chứa hàm lượng protein và purine khá cao. Ước tính trong 100gram thịt dê chứa tới 400mg purine. Chưa kể, các phần nội tạng như tim, gan, dạ dày, … của dê còn chứa hàm lượng purine rất cao. Trong khi đó, với người bệnh gout cần hạn chế các thực phẩm có hàm lượng purine cao vì có khả năng làm gia tăng chuyển hóa nồng độ axit uric và làm trầm trọng hơn các cơn đau gout.

Do đó, người bị gut cần kiêng cữ và tuyệt đối tránh ăn thịt dê cũng như nội tạng của chúng để hạn chế tình trạng đau nhức khớp và khiến bệnh tình nặng thêm.
Bệnh gout có nên ăn thịt bò không?
Thịt bò là loại thực phẩm có vị ngọt, thường được dùng để chế biến thành nhiều món ăn đa dạng trong bữa cơm gia đình. Trong thịt bò cũng chứa rất nhiều kẽm, vitamin E, B6, B12, photpho, sắt, … rất tốt cho cơ thể. Đặc biệt, trong thịt bò còn chứa hàm lượng cao protid, còn gọi là chất đạm để cung cấp năng lượng cho cơ thể.

Mặc dù thịt bò bổ sung nhiều giá trị dinh dưỡng tốt cho sức khỏe, tuy nhiên với hàm lượng đạm cao rất dễ gây tái phát cơn đau nên người bệnh gut cần hạn chế loại thực phẩm này trong khẩu phần dinh dưỡng của mình. Hoặc nếu muốn ăn thì cần sử dụng một lượng thịt ở mức thấp.
Bệnh gout nên ăn được thịt ếch không?
Thịt ếch vốn là loại thực phẩm được sử dụng để bồi bổ cơ thể cho những người gầy yếu muốn tăng cân, hoặc những người thiếu máu nhờ chứa nhiều dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể như protein, đường, chất béo, các vitamin A, B, D, E, … cùng các khoáng chất như canxi, sắt, …

Với người khỏe mạnh thịt ếch có nhiều công dụng tuyệt vời với sức khỏe như vậy, song với người bệnh gut đây lại là loại thực phẩm cần hạn chế sử dụng do thịt ếch có chứa hàm lượng protein cao dễ làm mất cân bằng quá trình tổng hợp và đào thải axit uric ra ngoài cơ thể. Nếu dùng nhiều sẽ gây tăng axit uric và khiến tình trạng sưng nhức khớp diễn tiến trầm trọng hơn.
Người bệnh gout ăn được thịt gì?
Để giúp người bệnh gout xây dựng chế độ dinh dưỡng lành mạnh, chứa ít hàm lượng purin và giàu các vitamin, axit amin cùng các khoáng chất bồi bổ cơ thể, người bệnh gut có thể tham khảo để sử dụng một số loại thịt sau đây:
- Thịt ức gà: Đây là loại thịt trắng có chứa ít purin, lại có nhiều thành phần như vitamin B, vitamin A, canxi, photpho, sắt, chất đạm, chất béo, … rất tốt cho sự phát triển của hệ xương khớp. Đặc biệt, theo nghiên cứu thịt ức gà có chứa khoáng chất Selenium có tác dụng tốt trong việc hỗ trợ thải trừ axit uric và giúp tăng chuyển hóa của hệ bài tiết ở thận và gan.
- Cá sông: Một số loại cá sông có chứa hàm lượng purin thấp (chỉ từ 50 – <150mg/100 gam cá) như cá diêu hồng, cá chép, cá trắm, cá quả, … nên người bệnh gout có thể sử dụng để thêm vào bữa ăn hàng ngày của mình.
- Thịt heo: Đây là loại thịt đỏ song có hàm lượng purin ở mức thấp nên người bệnh gut vẫn có thể ăn. Tuy nhiên, người bệnh gout cũng nên dùng với lượng vừa phải, tốt nhất mỗi bữa nên ăn 200mg, tuần ăn 2-3 bữa.
Chế độ dinh dưỡng khoa học cho người bệnh gout
Một chế độ ăn uống khoa học với hàm lượng dinh dưỡng cân đối sẽ góp phần đẩy lùi quan trọng trong việc đào thải axit uric, từ đó cải thiện cơn đau gout cấp một cách hiệu quả. Theo đó, các chuyên gia dinh dưỡng khuyên người bệnh nên tuân thủ theo nguyên tắc ăn uống và sinh hoạt như sau:

- Hạn chế sử dụng các loại thực phẩm chứa nhiều nhân purin như hải sản, thịt đỏ, nội tạng động vật và các loại rau mầm như giá đỗ, nấm, măng tây, …
- Nên sử dụng các thực phẩm chứa ít nhân purin như ngũ cốc, bơ, đường, trứng, sữa, …
- Nên kiêng sử dụng rượu bia và các chất kích thích như café, thuốc lá, …
- Bổ sung nhiều nước mỗi ngày, tốt nhất nên duy trì uống 2-3 lít nước/ngày
- Luôn duy trì cân nặng ở mức hợp lý
- Hạn chế thức khuya, nên đi ngủ đúng giờ. Giữ tinh thần lạc quan, vui vẻ, tránh stress căng thẳng.
- Tham gia tập luyện các môn thể thao vừa sức, nhẹ nhàng như đi bộ, bơi lội, cầu lông, tập yoga, .. để tăng cường khả năng vận động của các khớp xương săn chắc, dẻo dai hơn.
Với những thông tin rất đầy đủ và chi tiết về các loại thịt nên ăn và nên tránh cho người bệnh gut, cũng như nguyên tắc xây dựng chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt lành mạnh và khoa học cho người bệnh gout, hi vọng sẽ giúp quý vị chăm sóc sức khỏe đúng cách để sớm đẩy lùi triệu chứng bệnh, ngăn ngừa tốt các biến chứng nguy hiểm.
Tìm hiểu ngay: Người bệnh gút kiêng gì để không bị đau khớp?
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!