Bệnh dạ dày có lây không? Bệnh có nguy hiểm không? Cách nhận biết, phòng và điều trị hiệu quả

Với những con số gia tăng chóng mặt về số ca mắc bệnh dạ dày đã tạo nên hồi chuông cảnh báo đối với nhiều người. Vậy bệnh dạ dày có lây không? Có nguy hiểm gì không? Nên phòng lây nhiễm hay điều trị bệnh ra sao? Đây là những câu hỏi chung của nhiều người hiện nay.

Bệnh đau dạ dày có lây không?

Đây là câu hỏi đang khiến nhiều người băn khoăn, thắc mắc và lo lắng hiện nay. Liệu đau dạ dày có phải là bệnh truyền nhiễm? Có lây lan không? Trước khi trả lời câu hỏi trên thì bạn cần biết nguyên nhân chính nào gây nên bệnh dạ dày.

Theo đó, có tới trên 80% số người bị bệnh dạ dày do nhiễm vi khuẩn HP (Helicobacter pylori) – loại xoắn khuẩn gram âm, sống trong lớp nhày trên bề mặt của niêm mạc dạ dày. Chúng gây nên tình trạng viêm loét và cũng là nguyên nhân dẫn đến biến chứng ung thư vô cùng nguy hiểm.

Bệnh đau dạ dày lây nhiễm do vi khuẩn HP
Bệnh đau dạ dày lây nhiễm do vi khuẩn HP

Chính vì vậy, bệnh dạ dày hoàn toàn “CÓ THỂ LÂY NHIỄM” nếu nguyên nhân do nhiễm vi khuẩn HP gây ra. Nếu bệnh nhân mang trong mình vi khuẩn HP mà không biết hoặc không chủ động phòng tránh có thể lây lan cho những người khác thông qua các con đường khác nhau. Trong những trường hợp bệnh nhân bị đau dạ dày do nguyên nhân khác như: stress, căng thẳng, do ăn uống hay bệnh lý khác tác động thì không gây lây nhiễm. Đau dạ dày chỉ bị lây nhiễm khi xuất phát từ nguyên nhân vi khuẩn HP. Đây cũng là vấn đề mà bất cứ ai cũng nên chú ý.

Bệnh dạ dày lây qua đường nào?

PGS.TS Bác sĩ Trần Thiện Trung – trưởng phòng khám tiêu hóa – Bệnh viện Đại học Y dược thành phố Hồ Chí Minh cho biết, con đường lây nhiễm vi khuẩn HP cũng chính là đường lây bệnh dạ dày. Cụ thể, chúng có thể lây lan qua:

Thông qua đường miệng – miệng

Có thể hiểu thì con đường lây lan này chính là qua nước bọt. Điều này xuất hiện ở những cặp vợ chồng, các đôi trai gái yêu nhau hay mẹ mớm cơm cho con. Thậm chí, việc dùng chung đồ dùng cá nhân hay việc nước bọt bắn vào chúng cũng tạo nên con đường lây nhiễm vi khuẩn HP, gây bệnh đau dạ dày cho người tương ứng.

Thông qua đường dạ dày – miệng

Tình trạng trào ngược dạ dày, thực quản khá phổ biến có thể đem theo vi khuẩn HP từ dạ dày lên miệng. Chúng bám vào những mảng cao răng và dẫn đến nguy cơ lây nhiễm qua đường miệng. Đây cũng là một trong những con đường khá phổ biến mà nhiều người có thể vô tình mắc phải.

Lây nhiễm qua con đường khác

Bên cạnh hai con đường lây nhiễm kể trên thì vi khuẩn HP còn có thể bị truyền nhiễm, phát tán qua những con đường khác. Đặc biệt, những người trong gia đình thường xuyên sử dụng chung một bát nước chấm, do thói quen ăn uống,… dẫn đến nguy cơ cao bị lây nhiễm bệnh dạ dày. Thêm vào đó, những vật trung gian như ruồi nhặng, dụng cụ khám chữa bệnh không được khử trùng,… mang theo vi khuẩn HP lây lan cho người khác.

Ăn uống chung là một trong những nguyên nhân làm lây nhiễm vi khuẩn HP
Ăn uống chung là một trong những nguyên nhân làm lây nhiễm vi khuẩn HP

Trong một số trường hợp, nguồn nước có chứa vi khuẩn HP do bị nhiễm chất thải của người đau dạ dày cũng làm tăng nguy cơ lây nhiễm bệnh. Với vô vàn con đường lây nhiễm vi khuẩn HP, gây bệnh dạ dày thì bạn nên lưu ý để phòng tránh được tốt nhất, ngăn ngừa bệnh và tránh những triệu chứng, biến chứng nguy hiểm của căn bệnh này.

Cách phòng ngừa lây nhiễm bệnh dạ dày

Một trong những thực trạng đáng báo động hiện nay là khoa học chưa tìm ra kháng sinh giúp tiêu diệt vi khuẩn HP (Helicobacter pylori). Vì vậy tốt nhất mọi người nên tìm cách phòng tránh bệnh trước khi quá muộn. Như đã nói ở trên thì vi khuẩn HP có thể lây lan qua nhiều con đường khác nhau, việc nắm được điều này giúp bạn có phương hướng phòng bệnh tương ứng phù hợp, hiệu quả.

Theo đó, để phòng ngừa lây nhiễm bệnh dạ dày thì bạn nên:

  • Luôn luôn rửa tay sạch trước khi ăn.
  • Chia cơm thành những khẩu phần riêng biệt, hạn chế thói quen sử dụng chung thìa, đũa để gắp thức ăn, tránh dùng chung một bát nước chấm,…
  • Không nhai cơm, mớm cho con.
  • Không sử dụng thìa chung để đút cơm cho nhiều trẻ.
  • Xử lý chất thải của người bệnh khoa học, tối kỵ việc dùng chúng làm phân bón sẽ khiến vi khuẩn dễ dàng phát tán.
  • Không sử dụng vật dụng cá nhân chung với người bị bệnh.
Ngăn ngừa lây nhiễm vi khuẩn HP là cách tránh lây bệnh dạ dày
Ngăn ngừa lây nhiễm vi khuẩn HP là cách tránh lây bệnh dạ dày

Đặc biệt, việc phát hiện sớm bệnh đau dạ dày cũng như nguyên nhân gây bệnh từ vi khuẩn HP để chủ động trong việc phòng tránh lây nhiễm cho những người xung quanh là rất quan trọng. Đây cũng là vấn đề mà nếu như là người đã mắc bệnh thì bạn cần lưu ý.

Cách điều trị bệnh đau dạ dày hiệu quả

Nếu công tác phòng bệnh không đạt hiệu quả như mong muốn và bạn bị lây nhiễm bệnh đau dạ dày thì nên xử lý ra sao, điều trị như thế nào mới an toàn, hiệu quả? Đây cũng là câu hỏi chung khiến nhiều người băn khoăn. Việc tìm hiểu về cách chữa bệnh cũng rất quan trọng, nếu thấy xuất hiện một số triệu chứng biểu hiện như: đau vùng thượng vị âm ỉ hay dữ dội, ợ hơi, ợ chua, nóng rát vùng bụng, đầy hơi, chướng bụng, khó tiêu, chán ăn, mệt mỏi, sút cân, thậm chí buồn nôn, nôn ra máu hay đi ngoài ra máu,… thì rất có thể bạn đã bị đau dạ dày, hãy đi khám ngay để biết chính xác bệnh.

Hiện nay có nhiều phương pháp chữa bệnh đau dạ dày, điển hình phải kể đến như:

Điều trị bằng Tây y

Đây là một trong những phương pháp chữa bệnh đau dạ dày phổ biến hiện nay. Sau những phương pháp giúp chẩn đoán bệnh như: khám lâm sàng, xét nghiệm, siêu âm, nội soi dạ dày,… thì việc sử dụng những loại thuốc kháng sinh giúp điều trị bệnh đang được áp dụng rộng rãi. Một số loại thuốc tây y có khả năng giảm tiết acid trong dịch vị dạ dày, ức chế và tiêu diệt vi khuẩn HP, trung hòa aicd trong dịch vị, bảo vệ niêm mạc dạ dày,… được sử dụng phổ biến.

Tuy nhiên, một số loại thuốc tây với hoạt chất kháng sinh mạnh có thể gây nên những tác dụng phụ và ảnh hưởng không mong muốn đối với những hệ cơ quan khác. Chính vì vậy việc sử dụng thuốc Tây theo đúng chỉ định của bác sĩ là rất quan trọng, tránh những hậu quả khôn lường. Tuy nhiên nếu sử dụng trong thời gian dài mà không thấy hiệu quả thì bạn nên cân nhắc chọn lựa phương pháp điều trị khác.

Áp dụng thảo dược từ Đông y

Thảo dược từ Đông y giúp điều trị bệnh đau dạ dày hiệu quả, an toàn nên được nhiều người lựa chọn. Đây cũng là phương pháp đang HOT trong điều trị bệnh đau dạ dày hiện nay. Một số loại thảo dược từ thiên nhiên mang đến công dụng giảm đau, kháng viêm cũng như chứa hoạt chất giúp điều trị bệnh đau dạ dày hiệu quả không thể không kể đến như: cam thảo, bồ công anh, khổ sâm, lá khôi tía, chè dây, cây dạ cẩm, nghệ vàng,…

Thảo dược tự nhiên giúp điều trị bệnh đau dạ dày hiệu quả
Thảo dược tự nhiên giúp điều trị bệnh đau dạ dày hiệu quả

Những loại thảo dược thiên nhiên như trên không chỉ có tác dụng tuyệt vời trong điều trị bệnh đau dạ dày hiệu quả, an toàn mà còn mang đến nhiều công dụng tuyệt vời khác cho sức khỏe. Đặc tính của mỗi loại thảo dược cũng đã được nghiên cứu khoa học đánh giá về hiệu quả và an toàn, hoàn toàn không có tác dụng phụ đối với sức khỏe. Chính vì vậy chúng ngày càng được nhiều người ưa chuộng và áp dụng trong việc chữa bệnh đau dạ dày.

Xem thêm: 

Lưu ý gì khi bị đau dạ dày?

Người bệnh đau dạ dày bên cạnh việc tuân thủ, kiên trì với liệu trình điều trị thì cần chú ý đặc biệt đến chế độ ăn uống, sinh hoạt thích hợp sẽ giúp hỗ trợ điều trị nhanh hơn và hiệu quả tốt nhất. Một số lưu ý bạn đừng bỏ qua như sau:

  • Hạn chế tối đa việc ăn đồ chua, cay, nóng, đồ ăn đóng hộp, rượu bia, nước ngọt có ga, chất kích thích,…
  • Ăn chậm, nhai kỹ, tránh ăn quá no hay quá đói đều không tốt.
  • Nên chia nhỏ bữa ăn và cung cấp đầy đủ dưỡng chất, đặc biệt là những thực phẩm tốt cho dạ dày.
  • Không nên vận động mạnh ngay sau khi ăn.
  • Tập luyện nhẹ nhàng giúp nâng cao sức khỏe và tăng cường đề kháng.
  • Ngủ sớm, đủ giấc, không làm việc quá sức, xây dựng và duy trì thói quen sinh hoạt khoa học.
  • Luôn giữ tâm trạng thoải mái, vui vẻ, lạc quan,… tránh căng thẳng, stress.

Người bệnh đau dạ dày do vi khuẩn HP cũng nên lưu ý chủ động trong việc ăn uống, sinh hoạt để tránh lây nhiễm cho người thân trong gia đình hay những người xung quanh. Đồng thời thường xuyên đi kiểm tra sức khỏe cũng như dạ dày để nắm được tình trạng của bản thân và có hướng điều chỉnh thích hợp.

Hy vọng với những thông tin bệnh dạ dày có lây không? Có nguy hiểm không? Cách phòng và điều trị bệnh hiệu quả mà Metaherb cung cấp sẽ hữu ích cho nhiều người. Đừng quên để lại bình luận ở khung phía dưới những thông tin mà bạn muốn chia sẻ với chúng tôi nhé!

Có thể bạn quan tâm

5/5 - (1 bình chọn)
Hoàng Vân
Chuyên khoa

Dạ dày, Tiểu đường, Gout, Sinh lý

Nơi công tác

Phòng tư vấn và chăm sóc bệnh nhân Metaherb

Nếu có một trong các biểu hiện sau cần tư vấn tôi sẽ hỗ trợ miễn phí

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hỗ trợ
Bạn cần tư vấn?