10 bài thuốc dân gian chữa tiểu đường hiệu quả nhất hiện nay
Hiện nay, ngày càng có nhiều người bệnh tiểu đường tìm đến phương pháp điều trị bằng thảo dược tự nhiên bởi giá thành rẻ, dễ thực hiện tại nhà. Vậy có những bài thuốc dân gian chữa bệnh tiểu đường nào? Cùng Metaherb tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Ưu điểm và hạn chế của bài thuốc dân gian chữa tiểu đường
Bài thuốc dân gian chữa tiểu đường bằng thảo dược quen thuộc, được rất nhiều bệnh nhân truyền tai nhau áp dụng điều trị tại nhà. Tuy nhiên, không phải ai cũng đánh giá được điểm mạnh, yếu của bài thuốc để tìm cách khắc phục.

1. Ưu điểm
- Dễ tìm nguyên liệu, rẻ tiền hoặc không phải mua mà có sẵn trong vườn nhà;
- Dễ chế biến hay sắc uống vì chủ yếu áp dụng theo hình thức món ăn và nước uống;
- An toàn, không gây tác dụng phụ, không gây độc, có thể dùng lâu dài;
- Có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh, thanh lọc cơ thể, bổ sung chất xơ hay lượng nước cho cơ thể hàng ngày.
2. Hạn chế
- Một số thảo dược nếu không biết có thể gây độc hay tác dụng phụ nếu dùng quá liều lượng cho phép;
- Có thể gây tương kỵ với các loại thuốc đang điều trị, làm giảm hoặc mất tác dụng của thuốc;
- Thời gian phục hồi và hiệu quả của bài thuốc lâu, không có tác dụng chữa nhanh các triệu chứng cấp tính;
- Bệnh nhân thiếu kiên trì khó theo được thời gian điều trị của các bài thuốc thảo dược dân gian và dễ gây nản cho người bệnh;
- Kết quả điều trị phụ thuộc vào cơ địa của mỗi bệnh nhân;
10 bài thuốc dân gian chữa tiểu đường tại nhà
1. Vỏ dưa hấu
Theo Đông y, vỏ dưa hấu vị ngọt thanh, tính mát, mùi thơm nhẹ, có công dụng giải khát, giảm say nắng, lợi tiểu, thanh nhiệt. Theo y học hiện đại, trong 100g dưa hấu có chứa 95,5% nước, 2,5% gluxit, 1,2% protit, 0,5% xenluloza và nhiều vitamin cùng muối khoáng… Đặc biệt, trong dưa hấu còn chứa nhiều acid folic tham gia vào quá trình tạo máu rất tốt cho người tiểu đường.

Cách chữa tiểu đường bằng vỏ dưa hấu:
Cách 1:
- Lấy 30g vỏ dưa hấu, 30g vỏ bí xanh rửa sạch để ráo nước.
- Sắc với nước uống, thấy cô cạn thì tắt bếp, chia làm 3 lần uống trong ngày.
- Thực hiện liên tục trong 1 tháng sẽ thấy lượng đường huyết trong máu cải thiện đáng kể.
Cách 2:
- Lấy 60g vỏ dưa hấu, 10g ô mai, 12g thiên hoa phấn, 15g câu kỷ tử rửa sạch, để ráo.
- Sắc với nước trong ấm chuyên dụng, thấy cô cạn thì tắt bếp.
- Uống trong ngày, kiên trì thực hiện để hỗ trợ kiểm soát lượng đường trong máu
2. Mướp đắng
Mướp đắng hay khổ qua từ lâu đã là bài thuốc dân gian chữa tiểu đường được nhiều người áp dụng. Theo Đông y, mướp đắng vị đắng, tính hàn, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu. Được sử dụng để chữa mụn nhọt, trị bệnh ngoài da, chống ung thư, hỗ trợ điều trị tiểu đường tuýp 2.

Theo y học hiện đại, mướp đắng có chứa nhiều thành phần có công dụng diệt khuẩn, diệt virus, chống lại tế bào ung thư. Do đó thường được sử dụng cho bệnh nhân đang chữa ung thư bằng tia xạ. Không chỉ vậy, mướp đắng còn chứa thành phần giống insulin có tác dụng kiểm soát lượng đường trong máu.
Cách chữa tiểu đường bằng bài thuốc từ mướp đắng:
Cách 1:
- Chuẩn bị 1 quả ớt ngọt xanh, 1 quả dưa chuột, vài cọng rau cần, ½ quả mướp đắng.
- Đem tất cả rửa sạch, bỏ ruột, thái nhỏ như hạt lựu rồi bỏ vào máy xay sinh tố xay nhỏ, lọc lấy nước.
- Uống 2 lần/ngày vào 2 buổi sáng chiều, kiên trì thực hiện để thấy hiệu quả.
Cách 2:
- Lấy 1 quả mướp đắng rửa sạch, ép lấy nước.
- Có thể thêm 1 ít muối hoặc 1 – 2 thìa nước cốt chanh (với trường hợp không đau dạ dày) cho dễ uống.
- Sử dụng vào buổi sáng, trước khi ăn để thấy hiệu quả.
- Có thể thay thế bằng cách dùng mướp đắng làm các món ăn như khổ qua nhồi thịt, xào thịt, xào trứng, nấu canh…
3. Tỏi
Theo nghiên cứu khoa học, tỏi có chứa Phytoncid và hoạt tính màu vàng, có tác dụng như một chất kháng sinh giúp diệt khuẩn, tăng cường miễn dịch, phòng và điều trị tiểu đường. Sử dụng tỏi có thể giúp tăng cường phải phóng insulin tự do trong máu, hỗ trợ chuyển hóa glucose, giúp làm giảm lượng đường trong máu và nước tiểu.

Cách chữa tiểu đường bằng tỏi:
- Chuẩn bị 40g tỏi khô, 100ml rượu nếp 50 độ
- Tỏi bóc vỏ, thái nhỏ cho vào lọ thủy tinh sạch
- Đổ rượu nếp đã chuẩn bị vào lọ, ngâm đến khi tỏi chuyển từ màu trắng thành vàng thì lấy dùng.
- Để tỏi ngấm đều vào rượu, trong lúc ngâm thỉnh thoảng nên lắc nhẹ lọ.
Cách sử dụng:
- Mỗi ngày sử dụng 1 thìa cà phê rượu tỏi
- Dùng 2 lần/ngày vào hai buổi sáng tối, không nên uống nhiều vì dễ ảnh hưởng đến dạ dày.
4. Lá sa kê
Lá Sa Kê có 25% là carbohydrate, 70% là nước, được sử để ổn định đường huyết, hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường tuýp 2. Bên cạnh đó, trong lá sa kê có chứa quercetin, campherol được dùng như trà có tác dụng hạ huyết áp, chữa bệnh đái tháo đường, trị u kháng viêm, tiêu viêm, lợi tiểu.

Cách chữa tiểu đường bằng lá sa kê:
Cách 1:
- Chuẩn bị 100g lá sa kê vàng rụng tách khỏi cây, 100g đậu bắp, 20g búp ổi tươi.
- Lấy 3 nguyên liệu trên sắc trong nồi hoặc ấm đất với 2 lít nước, thấy còn 500ml thì chia làm nhiều lần uống trong ngày.
Cách 2: (Được áp dụng cho trường hợp tiểu đường đi kèm với tăng huyết áp)
- Lấy 2 lá sa kê vàng vừa rụng, 50g lá ngót tươi, 20g chè xanh rửa sạch
- Sắc lấy nước, thấy cô cạn thì tắt bếp, chia làm nhiều lần uống trong ngày.
Lưu ý: Không dùng lá sa kê tươi trên cành vì không có tác dụng, cần kết hợp với chế độ ăn uống hợp lý, tránh các thức ăn giàu tinh bột để thấy hiệu quả.
5. Hạt quả vải
Theo đông y, hạt vải vị ngọt chát, tính ôn. Có tác dụng tán hàn, chữa đau răng, đau tinh hoàn, tiêu chảy và rất tốt cho người bệnh tiểu đường. Hạt vải cũng là một bài thuốc dân gian chữa tiểu đường tuýp 2 được nhiều người áp dụng.

Cách chữa tiểu đường bằng hạt vải:
- Cách 1: Hạt vải phơi khô, rửa sạch để ráo, thái nhỏ. Sắc với nước để uống, thấy cô lại thành cao thì chế viên, trọng lượng mỗi viên khoảng 0,3g. Mỗi ngày dùng 4 – 6 viên, chia làm 3 lần uống, sử dụng liên tục 3 tháng để kiểm soát đường huyết.
- Cách 2: Hạt vải sấy khô, tán thành bột mịn, lấy 10g bột pha với nước uống, sử dụng 3 lần/ngày. Có tác dụng giảm lượng đường huyết trong máu, phù hợp cho người mắc tiểu đường tuýp 2 trên 40 tuổi.
6. Rau muống và râu ngô
Theo đông y, rau muống có vị ngọt nhẹ, tính mát. Có tác dụng thanh nhiệt giải độc, lợi tiểu, lợi niệu, chỉ huyết. Thường được sử dụng để hỗ trợ điều trị ngộ độc thức ăn, thông tiểu tiện, chữa chảy máu cam, tiểu ra máu, xuất huyết dạ dày. Trong khi đó, râu ngô có tác dụng giảm đường trong máu, cung cấp vitamin C, tăng cường tiêu hóa, kiểm soát chảy máu, giảm đau đầu…

Cách chữa tiểu đường bằng rau muống và râu ngô:
- Lấy 60g cọng rau muống, 30g râu ngô rửa sạch.
- Sắc với nước uống trong ấm chuyên dụng, thấy cô cạn thì tắt bếp
- Uống hết trong ngày, sử dụng liên tục để thấy hiệu quả.
Lưu ý: Với rau muống, nên rửa từng cọng, ngâm với nước muối loãng từ 10 – 15 phút sau đó vớt ra rửa lại để đảm bảo vệ sinh.
7. Lá xoài
Theo Đông y, lá xoài vị ngọt chua, tính mát, có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh về hô hấp, chống sa nội tạng, bệnh tiểu đường và nhiều bệnh lý khác. Không chỉ vậy, lá xoài còn chứa chất tanin giúp cầm tiêu chảy, chất mangiferin giúp làm bền thành mạch máu, chất anthxyanhdin giúp hạ đường huyết, phòng ngừa biến chứng ở mắt và mạch máu do bệnh tiểu đường gây ra.

Theo nghiên cứu khoa học, lá xoài có chỉ số đường huyết rất thấp, có chứa các thành phần có tác dụng làm giảm cholesterol. Bên cạnh đó, lá xoài còn giàu vitamin B, C, A và có đặc tính chống oxy hóa mạnh mẽ do chứa flavonoid và phenol. Do đó, sử dụng lá xoài hoàn toàn không làm tăng lượng đường trong máu.
Cách chữa tiểu đường bằng lá xoài:
- Lấy 2 -3 lá xoài non rửa sạch với nước muối, thái nhỏ thành sợi.
- Cho vào cốc rồi đổ nước sôi ngâm qua đêm cho ra nước.
- Lấy phần nước, bỏ bã, uống hết sau khi thức dậy.
- Sử dụng đều đặn 1 lần/ngày, sau 1 tháng sẽ thấy dấu hiệu tích cực.
Lưu ý: Nên uống nước lá xoài và thuốc điều trị cách nhau từ 2 – 3 tiếng để tránh ảnh hưởng đến hiệu quả của thuốc.
8. Dây thìa canh
Theo nghiên cứu khoa học, dây thìa canh có chứa hoạt chất acid gymnemic, có khả năng kích thích tăng tiết dịch và hoạt lực của insulin giúp cân bằng đường huyết một cách tự nhiên. Không chỉ vậy, vị thuốc này còn hỗ trợ điều trị tim mạch, mỡ máu, tăng cường lưu thông khí huyết, ổn định huyết áp, chống đau đầu, mệt mỏi, căng thẳng, hoa mắt.

Cách chữa tiểu đường bằng dây thìa canh:
- Cách 1: Lấy 100g thì canh khô, sắc với 2 lít nước, thấy còn nửa lít thì tắt bếp. Chia làm 3 lần, uống trong ngày, trước hoặc sau khi ăn 30 phút. Thực hiện đều đặn mỗi ngày để ổn định đường huyết.
- Cách 2: Lấy 15g lá dây thìa canh, 15g lá ổi sắc với 2 lít nước, thấy còn nửa lít thì hạ nhỏ lửa đun trong 5 phút rồi tắt bếp. Chờ nguội thì chia làm 3 lần uống trong ngày.
9. Lá ổi
Theo Đông y, lá ổ vị đắng, tính ấm, có công dụng giải độc, thu sáp chỉ huyết. Quỷ ổi vị ngọt chua, tính ấm, có tác dụng cố tràng, thu liễm. Theo các nghiên cứu của Nhật Bản ổi có hàm lượng chất xơ hòa tan cao, có tác dụng là giảm chỉ số cholesterol, hỗ trợ làm chậm quá trình hấp thu đường và ổn định đường huyết. Dịch chiết từ lá ổi và quả ổi có tác dụng giảm đường huyết, tăng cường miễn dịch, phòng ngừa tiểu đường tuýp 2.

Cách chữa tiểu đường bằng lá ổi:
- Cách 1: Lấy 100g lá ổi non rửa sạch với nước muối, nấu với 2 lít nước. Thấy sôi thì đun nhỏ lửa trong 5 phút rồi tắt bếp, dùng nước này uống thay nước lọc mỗi ngày.
- Cách 2: Lấy 30g râu ngô, 20g lá ổi non, 15g bạch quả rửa thật sạch, nấu cùng 2,5 lít nước. Thấy sôi thì đun nhỏ lửa trong 5 phút rồi tắt bếp. Để nguội, uống thay nước lọc mỗi ngày.
10. Nấm lim xanh
Theo các nghiên cứu khoa học, nấm lim xanh là một thảo dược rất tốt cho sức khỏe. Trong nấm lim xanh có chứa một lượng dược chất lớn và một loạt các vitamin cùng khoáng chất tốt cho người bệnh tiểu đường. Nấm lim xanh cũng chứa Hetero-beta-glucans, proteoglycan, polysaccharides có tác dụng kích thích sản sinh insulin, tăng cường trao đổi glucose trong cơ thể.

Cách chữa tiểu đường bằng nấm lim xanh:
- Cách 1: Lấy 10g nấm lim xanh ngâm trong 10 phút với muối, để ráo nước thì sắc trong ấm chuyên dụng với 2 lít nước. Thấy còn 1,5 lít thì tắt bếp, dùng thay nước lọc hàng ngày.
- Cách 2: Lấy 100g nấm lim xanh, rửa sạch, để ráo nước, cho vào hũ thủy tinh rồi đổ 1 lít rượu trắng ngon đậy kín nắp, ngâm trong 7 ngày. Mỗi ngày dùng không quá 100ml rượu, chia làm 3 lần uống trước bữa ăn 30 phút.
- Cách 3: Lấy nấm lim xanh tán thành bột, cất dùng dần, mỗi ngày lấy một ít nấm cho vào túi lọc hãm với nước uống như trà. Không dùng quá nhiều, tránh uống phải bã nấm để tránh tổn thương dạ dày.
Những lưu ý khi chữa tiểu đường bằng bài thuốc dân gian
Tiểu đường là căn bệnh nguy hiểm, do đó, khi áp dụng các bài thuốc dân gian chữa tiểu đường, người bệnh cần lưu ý các vấn đề sau:
- Các phương pháp dân gian chỉ đóng vai trò hỗ trợ điều trị và không có tác dụng thay thế thuốc. Do đó, khi áp dụng không nên ngưng sử dụng thuốc và cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng.
- Cần phải thực hiện đúng cách, đúng liều lượng thì mới mang lại dấu hiệu điều trị tích cực.
- Tùy vào tình trạng bệnh, cơ địa mỗi người, chế độ sinh hoạt, chế độ ăn uống mà tác dụng của phương pháp này với mỗi người là không giống nhau.
- Trong quá trình điều trị, cần hết sức lưu ý đến chế độ ăn uống, kết hợp luyện tập thể dục thể thao, ngủ đúng giờ đủ giấc, tránh căng thẳng mệt mỏi.
- Thường xuyên đo đường huyết và thăm khám bác sĩ để kiểm soát tốt tình trạng bệnh.
Tóm lại, có nhiều cách hỗ trợ điều trị, kiểm soát lượng đường huyết với người mắc tiểu đường. Tuy nhiên, những phương pháp này không thể điều trị tận gốc nguyên nhân gây bệnh mà chỉ có tác dụng làm giảm triệu chứng. Chỉ thích hợp với người có lượng đường huyết cao (tiền tiểu đường) hoặc vừa mắc tiểu đường.
Mọi thông tin, thắc mắc, vui lòng để lại bình luận bên dưới bài viết, các chuyên gia của Metaherb sẽ phản hồi sớm nhất.
Có thể bạn quan tâm
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!